Đồng minh thân cận đầu tiên của Mỹ mua dầu Nga vượt giá trần

Mỹ, nhóm G7 và các đồng minh châu Âu đã áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga từ tháng 12/2022, nhưng có một nước thành viên G7 lần đầu tiên mua dầu Nga vượt giá trần.

Nhật Bản hiện vẫn đang duy trì dự án khí đốt Sakhalin-2 với Nga, trong đó Tokyo phải mua lượng dầu thô sản xuất trong quá trình khai thác khí đốt.

Nhật Bản hiện vẫn đang duy trì dự án khí đốt Sakhalin-2 với Nga, trong đó Tokyo phải mua lượng dầu thô sản xuất trong quá trình khai thác khí đốt.

Theo báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), Nhật Bản đã được Mỹ gật đầu để mua dầu Nga với mức giá cao hơn giá trần, nói rằng nước này cần bảo vệ quyền tiếp cận nguồn năng lượng Nga. Sự nhượng bộ này phản ánh sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hóa thạch của Nga, cũng như giải thích tại sao Tokyo lại do dự trong chiến lược hỗ trợ Kiev.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 không gửi vũ khí sát thương cho Ukraine. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng là nhà lãnh đạo G7 cuối cùng tới thăm Kiev kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Năm ngoái, Nhật Bản đã tăng mức nhập khẩu khí đốt Nga và đến nay thúc đẩy nhập khẩu dầu. Theo WSJ, mức nhập khẩu dầu Nga của Nhật Bản dù nhỏ nhưng đánh dấu sự chia rẽ trong nỗ lực chặn hoàn toàn nguồn thu của Nga từ dầu mỏ.

Nhật Bản hiện chủ yếu mua dầu Nga thông qua dự án Sakhalin-2. Theo quan chức Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, có một lượng dầu thô cố định được khai thác cùng với khí đốt tự nhiên tại dự án Sakhalin-2 và cần được tiêu thụ để đảm bảo thỏa thuận ký kết với Nga.

"Mức giá là kết quả đàm phán giữa Nga và Nhật Bản", quan chức giấu tên cho biết. Nga đáp ứng 1/10 nhu cầu khí đốt của Nhật Bản. Lượng khí đốt Nhật Bản mua của Nga trong năm 2022 cũng tăng 4,6% so với năm trước. 

Điều này trái ngược với Đức. Quốc gia châu Âu nhập khẩu 55% lượng khí đốt Nga nhưng đến nay đã giảm đáng kể mức nhập khẩu.

"Vấn đề không phải là Nhật Bản không thể cắt giảm nhập khẩu nguồn năng lượng Nga. Họ có thể. Nhưng họ không muốn làm", James Brown, giáo sư Đại học Temple ở Nhật Bản, nói.

Trong hai tháng đầu năm 2023, Nhật Bản đã nhập 748.000 thùng dầu từ Nga với tổng giá trị 6,9 tỷ yen (khoảng 52 triệu USD). Theo WSJ, mức giá này có nghĩa là Nhật Bản nhập khẩu dầu Nga với giá khoảng 70 USD/thùng.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là nhà lãnh đạo G7 cuối cùng tới thăm Kiev kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là nhà lãnh đạo G7 cuối cùng tới thăm Kiev kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Nhật Bản là quốc gia gần như không có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch, phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Nga vì vùng Viễn Đông Nga nằm rất gần Nhật Bản. Giới chức Nhật Bản nói nước này không thể từ bỏ nguồn năng lượng Nga vì điều này chỉ khiến Tokyo chịu tổn hại, trong khi Moscow có thể bán lượng khí đốt dư thừa cho Bắc Kinh.

Kể từ năm 1991, Nhật Bản đã theo đuổi chính sách tích cực nhập khẩu nguồn năng lượng giá rẻ của Nga nhằm thúc đẩy một thỏa thuận có thể khiến Moscow trả lại các đảo tranh chấp ở vùng lãnh thổ phương Bắc của Nhật Bản.

Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine và các vấn đề phức tạp khác trong khu vực đã khiến đàm phán giữa Nga và Nhật Bản rơi vào bế tắc.

OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm thêm sản lượng dầu

Việc OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu đã đẩy giá xăng dầu thế giới tăng vọt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - WSJ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN