Đồng minh lâu năm có động thái làm trái cảnh báo, Moscow lên tiếng

Quốc hội Armenia đã thông qua một bước quan trọng để gia nhập Tòa Hình sự Quốc tế (ICC). Động thái này vấp phải sự phản đối của Nga vì ICC từng ra lệnh bắt giữ ông Putin. 

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong một lần phát biểu trước quốc hội. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong một lần phát biểu trước quốc hội. Ảnh: Reuters

Quốc hội Armenia ngày 3/10 phê chuẩn Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC. Cụ thể, một phát ngôn viên Quốc hội Armenia cho biết, 60 nghị sĩ bỏ phiếu phê chuẩn Quy chế Rome, trong khi 22 người khác bỏ phiếu phản đối. 

Phê chuẩn Quy chế Rome là một bước trong thủ tục gia nhập ICC. Tổng thống Armenia sẽ ký quyết định phê chuẩn, có hiệu lực 60 ngày kể từ thời điểm bỏ phiếu.

Armenia lý giải việc gia nhập ICC là nhằm giải quyết những gì mà nước này cho là "tội ác chiến tranh" do Azerbaijan gây ra trong cuộc xung đột kéo dài với Armenia. Chính quyền Yerevan không hề muốn nhắm tới Moscow. 

Phản ứng với động thái của đồng minh lâu năm, Điện Kremlin cho biết, quyết định của Armenia là "sai lầm" và Moscow sẽ phải "đặt dấu hỏi" với giới lãnh đạo hiện tại của Armenia. 

"Chúng tôi không muốn Tổng thống Putin phải từ chối các chuyến thăm tới Armenia vì lý do nào đó", ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, nói ngày 3/10. 

"Armenia là đồng minh của chúng tôi, một đất nước thân thiện và là đối tác của chúng tôi... Nhưng đồng thời, chúng tôi phải đặt dấu hỏi với giới lãnh đạo hiện tại của Armenia. Chúng tôi vẫn cho rằng phê chuẩn quy chế gia nhập ICC là một quyết định sai lầm", ông Peskov nói thêm. 

Vào tháng 3, ICC đưa ra lệnh bắt Tổng thống Putin vì cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp” trẻ em Ukraine tới Nga (Moscow kiên quyết bác bỏ cáo buộc này). Gia nhập ICC đồng nghĩa với việc Armenia phải tuân thủ và thực hiện lệnh bắt này nếu ông Putin tới Armenia.

Từ khi biết thông tin Armenia có ý định gia nhập ICC, Nga nhiều lần cảnh báo rằng đó là động thái "thù địch" và có thể gây ra "những hậu quả nghiêm trọng". 

Moscow ngày càng tỏ ra thất vọng khi chính quyền của Thủ tướng Nikol Pashinyan đang ngả về phương Tây và NATO. Gần nhất, Armenia đã tổ chức tập trận chung với quân đội Mỹ.

Armenia, một nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô, là đồng minh quân sự và đối tác chủ chốt của Nga. Cả 2 nước đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), khối quân sự do Nga dẫn đầu. 

Đồng minh lâu năm nhất của Nga tập trận với Mỹ

Việc binh lính Mỹ đến tham gia cuộc tập trận ở Armenia khiến Nga lo lắng. Trong nhiều thập kỷ qua, Nga vẫn đóng vai trò là quốc gia bảo đảm an ninh duy nhất cho nước cộng hòa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN