Động đất và nguy cơ 'lơ lửng trên đầu' siêu đập ở Tây Tạng

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Hồ nước do lở tuyết ở thượng nguồn được so sánh như nguy cơ "treo lơ lửng trên đầu" siêu đập thủy điện mà Trung Quốc xây trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố ở Tây Tạng.

Sau loạt trận động đất hôm 22-5 ở miền tây Trung Quốc, các chuyên gia đang nhắc lại một nguy cơ "treo lơ lửng trên đầu" siêu đập 70 GW mà Trung Quốc xây dựng ở khu tự trị Tây Tạng, theo hãng tin Sputnik.

Siêu dự án đập thủy điện trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố (Yarlung Zangbo) - con sông dài nhất Tây Tạng - đang gặp rắc rối lớn do một hồ nước với sức chứa khoảng 600 triệu m3 - có kết cấu không ổn định - hình thành trên thượng nguồn sau vụ lở tuyết từ năm 2018.

Đêm 21-5 và những giờ đầu tiên của ngày 22-5, hai trận động đất đã lần lượt xảy ra tại hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam (6,4 độ Richter) và Thanh Hải (7,3 độ Richter) đã khiến ít nhất ba người thiệt mạng và 33 người bị thương. 

Thung lũng sông Nhã Lỗ Tạng Bố - thung lũng sông sâu nhất thế giới, phù hợp để phát triển thủy điện nhưng lại nằm trong vùng địa chất phức tạp. Ảnh: ALAMY

Thung lũng sông Nhã Lỗ Tạng Bố - thung lũng sông sâu nhất thế giới, phù hợp để phát triển thủy điện nhưng lại nằm trong vùng địa chất phức tạp. Ảnh: ALAMY

Vân Nam và Thanh Hải là hai tỉnh giáp với Tây Tạng, nằm liền kề về phía đông nam và đông bắc của khu tự trị này. Cả ba địa phương cùng nằm trong vùng có đặc điểm địa chấn phức tạp gần dãy Himalaya.

Chuyên gia Dechen Palmo thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Tây Tạng (có trụ sở tại Ấn Độ) lưu ý rằng khu vực Trung Quốc xây đập là nơi "dễ xảy ra động đất". Bà Palmo cảnh báo việc xây đập có thể gây ra chấn động địa chất, làm vỡ đập và tàn phá vùng hạ lưu.

Bà Palmo nói rằng các vụ động đất ở miền tây Trung Quốc đã gây ra mối lo ngại lớn về các dự án hạ tầng đang được xây dựng ở cao nguyên Thanh Tạng vì sự cố có thể "gây ra tác động xấu đến môi trường, từ đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân".

Từ tháng trước, tờ South China Morning Post đã cảnh báo hồ nước 600 triệu m3 chỉ cách vị trí Trung Quốc xây đập chỉ vài chục km có thể trở thành mối nguy cơ "treo lơ lửng trên đầu" bất kỳ công nhân nào làm việc tại siêu dự án trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố.

Giáo sư Hình Ái Quốc (Xing Aiguo) - chuyên gia về cơ khí, hải dương tại Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) - đã cùng nhiều đồng nghiệp tới khảo sát tại vị trí xây đập và nhận thấy "tình hình đang rất khó khăn, hiện vẫn chưa có giải pháp tức thời".

Siêu dự án trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố là đập thủy điện có công suất dự kiến 70 GW, gấp ba lần đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng đối với kế hoạch năm năm lần thứ 14 (năm 2021-2025) của Trung Quốc.

Nhã Lỗ Tạng Bố là tên người dân Tây Tạng đặt cho thượng nguồn dòng sông Brahmaputra. Con đập được Trung Quốc xây dựng trên khu vực trước khi sông Brahmaputra đổ vào Ấn Độ, sau đó chảy qua Bangladesh. Cùng với đó, con sống gần khu vực lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, do đó New Delhi hết sức quan tâm tới kế hoạch này. 

Thảm họa động đất sóng thần kinh hoàng làm nghiêng trục Trái đất, khiến ngày ngắn lại

Ngày 11.3.2011, trận động đất mạnh 9.0 độ richter ở ngoài khơi Nhật Bản tạo ra cơn sóng thần khủng khiếp, cướp đi mạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀN ĐỨC ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN