Donald Trump sẽ là “cựu Tổng thống khác thường”?
Năm 2016, khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump trở thành lãnh đạo “lạ lùng” nhất trong lịch sử quốc gia này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không chấp nhận kết quả bầu cử, ấp ủ ý định tiếp tục tái cử vào năm 2024
Nay, khi khả năng cao phải rời khỏi Nhà Trắng, ông cũng khiến dư luận hết sức chú ý khi khăng khăng không chấp nhận kết quả bỏ phiếu.
Những động cơ lớn
Càng gần ngày chốt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, ứng viên tái cử, tỷ phú Donald Trump càng chia sẻ nhiều hơn về ý định xây dựng nền tảng để tái tranh cử vào năm 2024 và hứa hẹn sẽ trở thành “một cựu Tổng thống khác thường”.
Theo hãng tin tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới CNBC, ông Trump được cho là sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý thông qua tất cả các phương tiện có thể, giống như khi ông còn tại nhiệm.
Trong một bài bình luận đăng tải trên CNBC, nhà báo Frederick Kempe, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hội đồng Atlantic - một trong những tổ chức tư vấn về các vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng nhất tại Mỹ cho hay, nếu Tổng thống đắc cử Joe Biden cùng đội ngũ của mình muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành lãnh đạo đoàn kết toàn nước Mỹ, ông Biden cần phải hiểu rõ những động cơ cốt lõi đằng sau những hành động mà ông Trump thực hiện hậu bầu cử.
Động cơ đầu tiên là duy trì vị trí lãnh đạo đảng Cộng hòa. Một khi giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ và bang, tiếp tục là lãnh đạo đảng, ông có thể triệt tiêu những ứng viên không cùng quan điểm với mình, dọn đường cho chiến dịch tái tranh cử vào năm 2024. Kể cả không tranh đua vào Nhà Trắng, ông Trump cũng muốn là trung tâm chú ý của dư luận trong nước và quốc tế.
Theo nhà báo Frederick Kempe, động cơ thứ 2 của ông Trump đó là giữ vững vị thế và quyền hạn để tái cấp tài chính cho doanh nghiệp của mình cũng như tìm kiếm các khoản vay mới.
Ông Trump đang đứng trước áp lực tài chính lớn, trong đó có khoản nợ khoảng 400 triệu USD đến 1 tỉ USD. Hơn nữa, ông cũng cần nguồn tài chính để duy trì “thương hiệu Trump” với nhiều kế hoạch táo bạo, bao gồm ra mắt kênh truyền thông điện tử cạnh tranh với Fox.
Động cơ cuối cùng có lẽ là ông Trump muốn bảo vệ các thành viên gia đình, tạo điều kiện cho họ theo đuổi các lợi ích chính trị và kinh doanh.
Vấn đề đặt ra là khi ông Trump đạt được những mục tiêu trên, có thể vị tỷ phú sẽ lặng lẽ rút lui khỏi Nhà Trắng. Nhưng thành công đó sẽ tạo tiền đề cho ông trở thành “chướng ngại vật” khó cản đối với ông Joe Biden cũng như đội ngũ của mình khi điều hành đất nước sau này.
Có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia
Việc ông Donald Trump không chấp nhận kết quả bầu cử 2020 không chỉ gây tổn hại cho Tổng thống đắc cử Joe Biden mà còn đặt ra một loạt mối đe dọa về an ninh quốc gia Mỹ.
Theo nhà báo Frederick Kempe, hiểm họa lớn nhất không đến từ những mối nguy hại truyền thống (như liên quan tới Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên hay khủng bố) mà chính là sự phân cực chính trị nội bộ cũng như chia rẽ về văn hóa của nước Mỹ. “Những vết nứt chia rẽ trong chính trị Mỹ có thể tạo điều kiện cho các đối thủ tiềm tàng lợi dụng để “đổ thêm dầu vào lửa”. Đồng thời, nó gây hoang mang cho những đồng minh thân cận, đã đặt rất nhiều hy vọng vào cam kết khôi phục cách ngoại giao truyền thống của Mỹ mà Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết”, nhà báo Frederick Kempe viết.
Chuyên gia về đối ngoại nhiều kinh nghiệm này nhận định, những động thái của Tổng thống Trump sau thất bại bầu cử lần này khó có thể lật ngược tình thế, nhưng cho thấy rõ ý định của ông Trump là muốn tập hợp, nổi lên trở thành một lực lượng mạnh nhất trong đảng Cộng hòa, trở thành điểm quy tụ đối với những chính trị gia cực hữu trên thế giới.
Thực tế, rất nhiều lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil… chưa công nhận và chúc mừng chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden, đã củng cố nhận định này.
Ngày 15.11, ông Trump lần đầu tiên bình luận về chiến thắng bầu cử của ông Biden. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn giữ nguyên...
Nguồn: [Link nguồn]