Những điều chưa biết về đơn vị đặc biệt Zaslon của Tình báo Đối ngoại Nga

Zaslon - có nghĩa là “Rào chắn hay Màn hình” - là đơn vị đặc biệt ít được biết đến nhất ngay trong Sluzhba Vneshney Razvedki (Cục tình báo hải ngoại - SVR). SVR hoạt động gần giống với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hoặc Cục tình báo mật Anh (SIS hoặc tên gọi khác MI-6).

Nếu SVR gần giống với CIA hay MI-6 thì Zaslon cũng không hề kém cạnh với Đội phản ứng toàn cầu (GRS) của CIA (hoạt động hoàn toàn kín tiếng, chuyên đào tạo các nhóm làm việc bí mật và cung cấp một lớp bảo vệ tối mật cho các sĩ quan CIA làm việc tại những tiền đồn có mức rủi ro cao), hoặc giống với đơn vị mật E-Squadron (SEASPRAY là một hoạt động chung của quân đội Mỹ và là một đơn vị hàng không bí mật của CIA).

Cũng có một số nguồn tin cho rằng Zaslon tương đương với Trung tâm hoạt động đặc biệt (SAC) của CIA. Lẽ dĩ nhiên văn hóa và các hệ thống chính trị đã tác động học thuyết của những tổ chức này do đó rất khó so sánh chính xác. Theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, Zaslon được thành lập vào ngày 23/3/1997 và hoạt động trong năm 1998 với ước độ 300 thành viên. Hầu hết các nguồn mở đều dựa vào báo cáo của Komsomolskaia Gazeta từ ngày 4/3/1998. Một vài nguồn tin nói rằng Zaslon liên đới với Cục 7 của Trung tâm tự bảo mật (CSB) trực thuộc SVR. 

Trang thiết bị và vũ khí

Mục đích của Zaslon là nhằm bảo vệ các nhà ngoại giao cùng các hoạt động nước ngoài do SVR tiến hành. Đơn vị này chịu những trọng trách như bảo vệ vũ trang cho các phái Bộ Ngoại giao Nga ở nước ngoài mà chủ yếu là trong các môi trường khu vực thù địch; bảo vệ các quan chức cấp cao Nga hay thực hiện những chuyến công du hải ngoại; những nhiệm vụ giải cứu con tin liên quan đến công dân Nga ở nước ngoài; sơ tán công dân Nga và công dân các nước khác khỏi những vùng chiến sự; bảo vệ nhân sự SVR trong các công việc vận hành và hoạt động tình báo; thu hồi các trang thiết bị và tài liệu nhạy cảm từ các đại sứ quán Nga trong những tình huống khẩn cấp; bảo vệ nguyên thủ quốc gia nước sở tại. Mặt khác, quá trình huấn luyện nên các chiến binh Zaslon cũng là một bí mật ít được kể rộng rãi. Như đã đề cập ở trên, thông tin về Zaslon là cực kỳ khan hiếm, và thông tin thường bị gói chặt trong nhiều suy đoán và cường điệu hóa.

Các sĩ quan Zaslon trong một hoạt động tập trận.

Các sĩ quan Zaslon trong một hoạt động tập trận.

Tuy vậy ngay trong các hành lang âm u của bộ máy an ninh Nga cũng đã lóe sáng những thứ cần được biết. Số là vào ngày 24/12/2018, lãnh đạo khi đó của SVR là ông Sergei Naryshkin đã ưng thuận cho một nhóm làm phim tài liệu thực hiện một chuyến tham quan tổng hành dinh SVR đặt tại quận Yasenevo của thủ đô Moscow. Đoạn phim tài liệu (hiện đã bị xóa) đã cho thấy một nhóm cán bộ SVR đang vận hành một cuộc tập trận cận chiến cùng những bài tập thao tác những loại vũ khí khác. Đó là một cái nhìn chưa từng có tiền lệ về hoạt động bên trong của SVR. Mặc dù rất có thể là một sự tiết lộ có chủ đích. Không có dòng nào đề cập đến Zaslon, tuy vậy rất có khả năng những quân nhân có mặt tại đó chính là Zaslon do trang bị thứ quân phục màu ô liu đặc trưng của họ, cũng như những loại vũ khí mà họ đã lựa chọn. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp đắc lực của ông Benjamin Schiff (nhà phân tích vũ khí người Nga kiêm nhà sáng lập Kênh Oxide) đã có thể nhận diện chính xác những trang thiết bị mà các cán bộ Zaslon đã sử dụng.

Tuy nhiên, các trang thiết bị này lại liên tục thay đổi do yêu cầu cùng những đòi hỏi nhiệm vụ chiến đấu. Thêm nữa, phần đông các đơn vị đặc nhiệm trên thế giới đều có rất nhiều sự lựa chọn trang thiết bị so với các lực lượng thông thường, khiến cho việc xác định các trang thiết bị tiêu chuẩn trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Thứ nhất hãy nói về quân phục, gồm có các loại Blackhawk HPFU ITS  V1 Olive Drab (màu xám), Truspec Olive Drab Green (màu xám xanh) và quân phục ngụy trang trong một số dịp. Thứ hai là về các loại vũ khí, gồm súng trường tấn công AK-103, súng trường tấn công AK-104, súng trường tấn công AK-74, và súng tiểu liên PP-19-01 Vityaz. Thứ ba phải kể đến các loại giáp phục, gồm giáp trơn Fort Goplit với các tấm Fort và khiên Kevlar; áo chịu tải nhẹ Fort OD Molle Defender 2; túi Fort Grey có băng khóa dán; mũ bảo hiểm TOR; mũ bảo hiểm Western MICH 2000 với phần che mũ SRVV; áo chẽn HSGI “AO”; đai chiến HSGI; áo giáp bọc thép cấu hình thấp (chủ yếu dùng cho VIP). 

Ngoài ra còn có những trang thiết bị phụ khác như những miếng băng dính; những miếng dán SSRV trên áo vest Fort; kính đeo mắt ESS Turbofan và găng tay Mechanix. Một khía cạnh không thể không nhắc đến là Zaslon hầu như được làm như không hề tồn tại! Trong khi những đơn vị như Vympel, tập đoàn Alpha và Spetsnaz thì đã trở thành những huyền thoại bởi đã đi vào điện ảnh, video game, văn chương cùng các dạng truyền thông khác, thì Zaslon lại hiếm khi được truyền thông nhà nước Nga nhắc đến, cũng vô danh với giới học giả. Trong phần lớn các trường hợp, giới lãnh đạo Nga còn chủ động từ chối sự tồn tại của nó. Năm 2002, ngay trong một buổi phỏng vấn, người đứng đầu SVR là ông Sergei Lebedev đã nhấn mạnh rằng “Cục tình báo hải ngoại Nga không được giao những nhiệm vụ đòi hỏi phải có các lực lượng đặc biệt. Đó là lý do giải thích tại sao chúng tôi không có nó (Zaslon)”.

Sergey Nikolayevich Lebedev, Giám đốc Cục tình báo hải ngoại Nga (SVR) giai đoạn 2000-2007.Ảnh nguồn: Wikipedia.

Sergey Nikolayevich Lebedev, Giám đốc Cục tình báo hải ngoại Nga (SVR) giai đoạn 2000-2007.Ảnh nguồn: Wikipedia.

Năm 2006, trong một lần phỏng vấn với hãng tin Krasnaia Zvezda (tờ báo chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Xô và Nga sau này, tên gọi chính thức của tờ báo này là “Cơ quan trung tâm của Bộ Quốc phòng Nga), Thượng tướng Vladimir Zavershinskii khi đó đang là phó giám đốc thứ nhất của SVR đã khẳng định yếu tố Spetsnaz ngay trong SVR là một điều không mong muốn. Đến năm 2014, phó Thủ tướng Nga khi đó là ông Dmitry Rogozin đã đăng một bức ảnh lên trang Twitter của mình, trong ảnh có 2 cán bộ Zaslon đứng hai bên ông, và kèm dòng chữ chú thích: “Cảm ơn các cán bộ của đơn vị Zaslon đã cung cấp an ninh trong lãnh thổ Lebanon và Syria”. Bức ảnh này gần như đã bị xóa ngay khi đó, nhưng may sao một số điều tra viên tình báo nguồn mở đã nhanh tay giữ được nó.

Một số hoạt động tuyệt mật của Zaslon ở nước ngoài

Sau vụ mưu sát đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov, vào ngày 19/12/2016, đã có rất nhiều chuyên gia an ninh trăn trở cùng một vấn đề: Làm thế nào mà ngay giữa thanh thiên bạch nhật, lại ngay trên truyền hình trực tiếp, mà việc bảo vệ nhà ngoại giao Nga lại yếu kém đến vậy? Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Rosbalt, một cán bộ Zaslon ẩn danh đã giải thích vụ này, đặc vụ nọ khẳng định rằng Zaslon đã làm mọi cách để cứu đại sứ Karlov, thêm nữa từ việc quan sát các bài đăng trên mạng xã hội về Zaslon thì Thổ Nhĩ Kỳ không phải là cơn ác mộng an ninh như Iraq hay Syria. Trước hết hãy nói về hoạt động của Zaslon ở Baghdad. Năm 2003, ngay đêm trước khi Mỹ phát động cuộc xâm lược Iraq, đã có 2 đơn vị mật Zaslon được phái tới Iraq, và 1 đơn vị tách biệt đến Iran. Những đơn vị này được giao trọng trách bảo vệ các đại sứ quán, những nhà ngoại giao cùng những tài liệu nhạy cảm.

Quả là thú vị khi biết được rằng việc bảo vệ đại sứ quán theo truyền thống là việc của Cục biên giới liên bang của FSB (Tổng cục An ninh liên bang Nga). Tuy nhiên kể từ khi Zaslon là một đơn vị của SVR thì nhiệm vụ của nó đã mở rộng hơn đáng kể so với đảm bảo an ninh đại sứ quán truyền thống. Đặc vụ Zaslon đã hợp tác chặt chẽ với đối tác của họ trong các cơ quan tình báo Iraq. Không như CIA hay MI.6, các đặc vụ tình báo Nga không hoạt động mật mà họ cũng được giao việc thu thập những thông tin tình báo nhạy cảm trong các tài sản của người Iraq.

Ngày 3/6/2006, 2 cán bộ Zaslon đã kết hợp với 3 viên chức khác của đại sứ quán Nga đã bị phục kích bởi một nhóm vũ trang tự xưng là “Hội đồng Shura Mujahadeen”, một cán bộ Zaslon tên là Vitaly Titov đã bị bắn chết tại một khu chợ ở Bagdhad, trong khi 4 người khác bị các tay súng bắt giữ. Đến ngày 19/6/2006, các tay súng thuộc Hội đồng Shura Muhadeen đã ra điều kiện phải phóng thích ngay các tay súng Chechen trong nhà tù và rút toàn bộ lực lượng Nga khỏi Chechnya trong vòng 48 giờ. Hai ngày sau đó, một cán bộ Zaslon khác cùng (tên là Oleg Fodseev) cùng với các đồng đội của mình đã bị chặt đầu và bị bắn trước ống kính camera. Cả 2 cán bộ Zaslon đều được truy tặng Huân chương Dũng cảm ngay trong năm 2006. Xác của Fodseev được tìm thấy năm 2012 và được an táng ở Moscow. Kẻ thủ ác đã bị kết án và bị tuyên tử hình trong năm 2010 sau khi các đoạn video và hình ảnh về những vụ giết người rùng rợn được tìm thấy trong lúc đặc nhiệm Nga đột kích vào nhà y.

Đó là thất bại công khai đầu tiên của Zaslon cũng tương tự như các đối tác CIA ở Benghazi: khi các chiến binh xông vào và đoạt mạng đại sứ Mỹ ở Lybia cùng vài thành viên của Đội phản ứng toàn cầu (GRS). Trong cả hai trường hợp, những bài học đã được rút ra dù rất đắt giá, và chúng hiện đang được áp dụng cho các “sân khấu” khác, chẳng hạn như Syria. Hoạt động mật của Zaslon ở Damascus có gì đáng quan tâm? Năm 2012, một đơn vị Zaslon đã hộ tống thủ lĩnh SVR khi đó là ông Mikhail Fradkov trong một chuyến công du đến Damascus (Syria).  Một số nguồn tin tình báo hé lộ rằng một toán đặc vụ Zaslon đã được triển khai ở Syria kể từ ngày 10/5/2013, nhằm 2 mục đích vừa là để bảo vệ Bashar al-Assad cùng các quan chức chính phủ cấp cao, mặt khác vừa để thu hồi những tài liệu và tư liệu nhạy cảm trong trường hợp chế độ Syria hiện tại sụp đổ.

Sĩ quan Zaslon trong khóa đào tạo bắn súng. Ảnh nguồn: Twitter.

Sĩ quan Zaslon trong khóa đào tạo bắn súng. Ảnh nguồn: Twitter.

Tại Syria, sự hiện diện của Phân đội Zaslon đã trở nên rõ ràng hơn trong sự can thiệp trực tiếp của Nga vào cuộc chiến trong tháng 9/2015. Phân đội này hoạt động độc lập so với Tổng cục chính của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang liên bang Nga (GRU) - tình báo quân đội. Ông Mark Galeotti, một nhà phân tích an ninh Nga nhấn mạnh rằng: “GRU và KSO hoạt động sát cánh với Bộ Quốc phòng Syria tại Damascus, hoàn toàn khác với Zaslon”. Phân đội Zaslon đóng trong tòa đại sứ Nga đặt trên phố Omar Ben Al Khattab, nằm không xa các sĩ quan GRU trong Bộ Quốc phòng. Phân đội Zaslon có thể dùng để bảo vệ các quan chức và tòa nhà của Nga hoặc những đối tác Syria của họ, hoặc cũng có thể tham gia vào các nhiệm vụ huấn luyện hoặc cố vấn (dường như Phân đội Zaslon đang yểm trợ cho Mukhabarat – mật vụ khét tiếng của chính quyền Damascus). Giống như tình hình tại Iraq, Zaslon đã ở đủ gần lửa trong việc tiếp cận các tài liệu nhạy cảm và nhân sự từ đối tác Syria nếu một khi chính quyền al-Assad sụp đổ. 

Tài liệu tình báo cũng cho thấy sự hiện diện của Zaslon ở Afghanistan. Trước hết phải nói rằng 2021 là một năm đầy sóng gió đối với Afghanistan do sự rút lui của phần lớn các cường quốc phương Tây khỏi đất nước này cùng sự tiếp quản chóng vánh của phe Taliban. Trong những trường hợp như vậy thì rõ ràng những tài sản chiến lược như Zaslon sẽ là tối quan trọng đối với đại sứ quán Nga ở Kabul. Vì các đặc vụ Zaslon được giao phó trọng trách bảo vệ các nhân viên đại sứ quán cấp cao, các tài liệu tình báo nên việc họ hiện diện ở Kabul có vẻ hợp lý hơn cả. Và người ta càng thấy nhiều cán bộ Zaslon ở Kabul trong các đợt bầu cử Duma quốc gia Nga. Bên cạnh đó có hay không việc Zaslon hiện diện ở Ukraine? Kể từ khi Nga đưa quân vào Crimea trong năm 2014, không có bất kỳ bức ảnh hoặc tin đồn nào về sự tham gia của Zaslon. Thậm chí cho đến tháng Giêng năm 2023 cũng không thấy đề cập đến họ.

Mặc dù điều này có thể là do bản chất bí mật của Zaslon nói riêng và SVR nói chung, không giống như GRU hoặc FSB. Tuy vậy có một sự thật là chính phủ Nga dường như coi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Ukraine như Crimea là “đất của Nga”. Vì lẽ đó Zaslon sẽ không có quyền tài phán bên trong “đất Nga”. Thêm nữa vì các cơ quan tình báo Nga rất quan tâm tới lãnh thổ nên sẽ hợp lý hơn nếu FSB mà cụ thể là GRU thích nhiều quyền lực và hiện diện nhiều hơn ở Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ huy đặc nhiệm Nga: Bệnh viện đầy lính Ukraine bị thương ở Soledar

Theo một chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Nga, quân đội Ukraine chịu tổn thất lớn ở thành phố Soledar dù bộ chỉ huy Ukraine đã cử "lực lượng tinh nhuệ nhất tới đó". 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Bình (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN