Đòn Trung Quốc mới giáng vào Úc "đau" hơn cả tăng thuế lúa mạch, ngừng nhập thịt bò
Nền kinh tế Úc đang phải đối mặt với suy thoái lần đầu tiên sau 30 năm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nay mọi thứ sẽ càng khó khăn hơn sau khi Trung Quốc cảnh báo sinh viên tránh xa Úc vì phân biệt chủng tộc, theo Reuters.
Trung Quốc cảnh báo sinh viên nước này không nên tới Úc học tập (ảnh: Reuters)
Giáo dục là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4, giúp Úc thu về 26 tỷ USD mỗi năm. Đối với Úc, giáo dục là ngành kinh tế còn quan trọng hơn cả xuất khẩu lúa mạch và thịt bò.
Trước đó, Trung Quốc cũng dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty chế biến và tăng thuế chống bán phá giá lên 80,5% đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu của Úc.
Trung Quốc là quốc gia có nhiều sinh viên tới học tập tại Úc nhất so với những nước còn lại. Sinh viên Trung Quốc chiến 37,3% trong tổng số 438.209 sinh viên nước ngoài đang học ở Úc, theo số liệu thống kê năm 2019.
Hôm 9.6, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cảnh báo sinh viên nước này nên “xem xét kỹ việc tới Úc hay quay lại Úc để học tập sau những sự cố phân biệt chủng tộc nhằm vào người châu Á trong dịch Covid-19”.
Trước đó, Trung Quốc cũng khuyến cáo người dân không nên du lịch tới Úc.
“Trong thời điểm này, sinh viên nên cân nhắc kỹ càng việc tới Úc hoặc quay lại Úc học tập”, Bộ Giáo dục Trung Quốc khuyến cáo.
Giáo dục Úc quá phụ thuộc vào tài chính mà sinh viên Trung Quốc mang lại, theo chuyên gia (ảnh: Reuters)
Li Jianjun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục có thêm các biện pháp trừng phạt nếu Úc không thay đổi thái độ.
“Nhiều người đang thắc mắc vì sao Úc có hành động chống lại Trung Quốc mà vẫn kiếm được tiền từ Trung Quốc”, ông Li Jianjun nói.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Quặng sắt, khí đốt và than đá Úc xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.
Sinh viên, khách du lịch từ Trung Quốc cũng là một trong nguồn thu nhập chính của Úc.
Salvatore Babones, phó giáo sư tại Đại học Sydney, cho biết, ông không quá ngạc nhiên trước đòn trừng phạt mới của Trung Quốc.
Theo ông Babones, Trung Quốc đang muốn chặn bớt dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài và giúp các trường đại học trong nước có thêm người học.
“Không có sinh viên Trung Quốc đồng nghĩa với việc nhiều trường đại học ở Úc sẽ không thể khai giảng. Đây có thể là thảm họa”, ông Babones lo ngại.
Theo ông Babones, động thái mới của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực với kinh tế Úc hơn việc ngừng nhập khẩu thịt bò từ một số nhà chế biến hay tăng thuế chống bán phá giá lúa mạch.
Ngày 10.6, Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan đã phủ nhận cáo buộc “phân biệt đối xử” mà Trung Quốc đưa ra.
Ông Dan Tehan nhấn mạnh, Úc là một xã hội đa văn hóa và luôn chào đón tất cả mọi người.
“Thành công của Úc trong việc kiểm soát dịch bệnh cho thấy chúng tôi là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới cho sinh viên nước ngoài. Chúng tôi không chấp nhận việc Trung Quốc nói rằng Úc là điểm đến không an toàn”, ông Dan Tehan phát biểu.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham tuyên bố, Úc không bao giờ khoan nhượng đối với các hành vi phân biệt chủng tộc và đã có biện pháp để chấm dứt vấn nạn này.
Quan hệ Úc – Trung đang xấu đi nhanh chóng trong thời gian gần đây kể từ khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid-19.
Vicki Thomson, giám đốc điều hành của Group of Eight (Liên minh các trường đại học hàng đầu Úc), cho rằng, những trường đại học Úc đang bị kéo vào một cuộc tranh chấp ngoại giao không đáng có.
“Giáo dục đang bị sử dụng như một con tốt thí của những mưu đồ chính trị”, bà Vicki Thomson nhận xét.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các trường đại học Úc đã quá phụ thuộc vào nguồn tài chính đến từ sinh viên Trung Quốc.
Tại các trường đại học lớn ở Úc như Đại học NSW, Đại học Sydney và Đại học Wollongong, tiền thu được từ sinh viên Trung Quốc vượt rất xa sinh viên trong nước.
Lưu Tiểu Minh - Đại sứ Trung Quốc tại Anh – cho biết, Trung Quốc có thể chấm dứt dự án xây dựng nhà máy điện hạt...
Nguồn: [Link nguồn]