Đòn cấm vận Myanmar của Mỹ khó thành công nếu không có châu Á hỗ trợ?
Tổng thống Mỹ Joe Biden vài ngày trước đã ban hành lệnh cấm vận nhằm vào chính quyền quân sự Myanmar, nhưng các nhà phân tích cho rằng quân đội Myanmar sẽ không đối mặt với viễn cảnh bị cô lập toàn diện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10.2 tuyên bố áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào chính quyền quân sự ở Myanmar.
Hôm 10.2, ông Biden tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với một số lãnh đạo quân sự cấp cao của Myanmar sau khi quân đội nước này phát động đảo chính lật đổ chính phủ dân sự.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden cũng đóng băng khoản tiền 1 tỉ USD thuộc quỹ chính phủ mà Myanmar đang cất giữ ở Mỹ. Các bước tương tự cũng đang được thực hiện với các tài sản khác mà Mỹ hỗ trợ cho Myanmar.
Theo SCMP, Tổng thống Mỹ Biden đã hành động cứng rắn đúng như tuyên bố hồi đầu tháng 2. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy các quốc gia châu Á sẽ hưởng ứng lệnh cấm vận.
Malaysia và Indonesia đã kêu gọi ASEAN triệu tập cuộc họp đặc biệt về vấn đề Myanmar. Nhưng chưa rõ liệu cuộc họp sẽ dẫn đến những hành động cụ thể nào hay không.
ASEAN từ lâu đã thể hiện lập trường không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác. Mọi quyết định của ASEAN cũng cần được toàn bộ các nước thành viên thông qua, nghĩa là chính Myanmar có thể phủ quyết bất cứ hành động tiêu cực nào của khối nhằm vào nước này.
Sau cuộc đảo chính, Brunei, quốc gia hiện giữ chiếc ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN, ra thông báo kêu gọi “đàm phán, hòa giải để khôi phục tình hình Myanmar theo đúng ý nguyện của người dân nước này”.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người từng phát động đảo chính quân sự năm 2014, đã nhận được thư từ thống tướng Min Aung Hlaing.
Lá thư bao gồm lời đề nghị Thái Lan hỗ trợ “nền dân chủ ở Myanmar”. Nhiều khả năng ông Chan-ocha vẫn sẽ duy trì quan hệ gần gũi với chính quyền quân đội Myanmar.
Derek Mitchell, cựu Đại sứ Mỹ ở Myanmar, nói các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore cũng cần có hành động cứng rắn.
“Vấn đề là không chỉ có Mỹ hành động”, Mitchell nói. “Cần có cả các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á”.
Ngoài lên tiếng quan ngại, Ấn Độ và Nhật Bản dường như không có ý định gây sức ép với quân đội Myanmar, vì có thể làm tổn hại đến các công ty của hai quốc gia này đang hoạt động ở Myanmar.
Ảnh hưởng của Nhật Bản ở Myanmar là rất lớn. Kể từ năm 2019, Nhật Bản đã mở rộng viện trợ phát triển chính thức cho Myanmar với tổng trị giá khoảng 190 tỷ yên (1,8 tỷ USD). Đây là mức viện trợ cao nhất trong số 30 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Nguồn: [Link nguồn]
Đòn trừng phạt của ông Biden được đưa ra sau khi quân đội Myanmar đảo chính và bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của...