Đối thủ dọa phá hủy nhà máy điện hạt nhân Armenia: Tồi tệ hơn thảm họa Chernobyl?
Đòn tấn công tên lửa có chủ ý nhằm vào nhà máy điện hạt nhân của Armenia được dự báo sẽ tạo ra thảm họa tồi tệ nhất thế giới, hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Armenia thừa hưởng nhà máy điện hạt nhân từ thời Liên Xô.
Gần đây, Bộ Quốc phòng Azerbaijan ra tuyên bố cứng rắn, cảnh báo sẵn sàng phóng tên lửa phá hủy nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Armenia, nếu như quốc gia láng giềng có ý định giáng đòn nhằm vào đập thủy điện chiến lược của Azerbaijan, theo Daily Mail.
Bộ Ngoại giao Armenia phản đối lời đe dọa trên, coi đây là “mối đe dọa diệt chủng”. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Azerbaijan, Vagif Dargyakhl tuyên bố: “Armenia đừng quên rằng chúng tôi có các tổ hợp tên lửa uy lực đủ sức giáng đòn tấn công chính xác vào nhà máy điện hạt nhân Metsamor. Đó sẽ là thảm họa với Armenia”.
Tấn công nhà máy điện hạt nhân nằm rất gần thủ đô Yerevan của Armenia “chắc chắn sẽ tạo ra thảm họa khủng khiếp”, ông Dargyakhl nhấn mạnh.
Nhà máy điện hạt nhân Armenia thừa hưởng từ thời Liên Xô nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh gần gũi của Azerbaijan.
Artsrun Hovhannisyan, phát ngôn viên quân đội Armenia, hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ lên án tuyên bố hiếu chiến và nguy hiểm của Azerbaijan.
Nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới
Armenia là quốc gia nhỏ bé ở vùng Caucasus với số dân chỉ gần 3 triệu người. Quốc gia này thừa hưởng nhà máy điện hạt nhân do Liên Xô xây dựng từ năm 1969, đến năm 1976 thì đưa vào sử dụng.
Metsamor có 2 lò phản ứng hạt nhân với công suất tổng cộng 800MW. Đến nay, chỉ còn một lò phản ứng hạt nhân hoạt động. Theo thống kê năm 2015, nhà máy điện hạt nhân Metsamor đáp ứng tới 40% nhu cầu điện năng ở Armenia.
Liên minh Châu Âu (EU) từng đề nghị trao cho Armenia 289 triệu USD đổi lại việc quốc gia này từ bỏ điện hạt nhân. Tuy nhiên, Armenia đã bác bỏ và thậm chí còn lên kế hoạch cùng Nga xây thêm lò phản ứng mới, theo National Geographic
Azerbaijan đe dọa sẽ hủy diệt nhà máy điện hạt nhân của Armenia bằng tên lửa dẫn đường chính xác. Ảnh minh họa.
Ngày nay, Metsamor được coi là nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới vì thiết kế lỗi thời, không còn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Metsamor nằm ở vùng thường xuyên xảy ra động đất. Nhà máy chỉ cách thủ đô Yerevan có 35km, tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa nếu có sự cố xảy ra.
"Thiết kế của các lò phản ứng hạt nhân kiểu VVR khá cũ. Chúng không có các phần mái vòm che kín bằng bê tông để giúp giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố”, Ara Marjanyan, chuyên gia năng lượng của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc, nói với BBC.
Ước tính hiện có khoảng 10.000 người sống tại thị trấn Metsamor, chấp nhận sống chung với những rủi ro chết người.
Khi nhà máy điện hạt nhân không hoạt động, đời sống của người dân Armenia rất khó khăn, chỉ được dùng điện vài giờ mỗi ngày. Lò phản ứng được tái khởi động vào năm 1995 với sự trợ giúp của các kỹ sư Nga. Người dân Armenia từ đó được dùng điện cả ngày lẫn đêm.
Theo National Geographic, Nga đã đóng góp tới 500 tấn vật liệu để nhà máy có thể hoạt động trở lại.
“Những người Armenia từng trải qua quãng thời gian đen tối của cuộc sống không có điện hiểu rằng, họ phải sống chung với điện hạt nhân”, Ara Tadevosyan, người từng là giám đốc kênh truyền thông Mediamax ở Armenia, nói.
Nhà máy được thiết kế để chống chọi với động đất 7 độ richter, và thực tế đã đứng vững trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter năm 1988. Nhưng khu vực này có thể xảy ra động đất lên tới 8 độ richter. Ở mức độ đó, không ai biết chuyện gì có thể xảy ra
Đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu chính xác
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev kiểm tra những các tổ hợp phóng rocket đa nòng mua từ Belarus.
Theo các nhà quan sát, việc Azerbaijan cảnh báo dùng tên lửa siêu chính xác phá hủy nhà máy điện hạt nhân Metsamor không phải là lời nói suông.
Năm 2018, quốc gia này gây bất ngờ khi tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA của Israel. Đây được coi là lời giải của Azerbaijan để thay thế các tên lửa đạn đạo Tochka-U đã lỗi thời, theo Eurasianet.
LORA cũng là lời đáp trả của Azerbaijan khi đối thủ đã sở hữu các tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander của Nga từ năm 2016.
Dù không thể sánh bằng Iskander, LORA giúp Azerbaijan giáng đòn tấn công vào sâu trong lãnh thổ Armenia, nhắm tới nhà máy điện hạt nhân Metsamor.
“Armenia từng nhiều lần đe dọa dùng đến tên lửa Iskander. Giờ đây thì Azerbaijan cũng sở hữu thứ vũ khí uy lực đối phó, đủ sức bắn tới mục tiêu chiến lược bên trong lãnh thổ Armenia”, Azada Isazade, nhà phân tích quân sự Azerbaijan, nói.
Israel phô diễn độ chính xác của tên lửa đạn đạo LORA.
Mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn LORA của Israel có tầm bắn từ 280 – 400km, khai hỏa từ xe phóng hoặc từ trên tàu chiến. LORA được trang bị đầu đạn nổ 600kg, với sai số khi tấn công mục tiêu chỉ 10 mét.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonov nhận định trên báo Nga Moskovskij Komsomolets, rằng Armenia là đối thủ không dễ bị bắt nạt. Quốc gia này có các tổ hợp phòng không hiện đại như Buk-M2, “rồng lửa” S-300, Tor-M2 và dĩ nhiên là căn cứ quân sự hùng hậu của Nga.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu Azerbaijan thành công? Thảm họa hạt nhân khi đó sẽ còn tồi tệ hơn Chernobyl, chuyên gia Leonov nói. Thảm họa Chernobyl khiến hơn 93.000 người chết dần vì những biến chứng, phạm vi 30km tính từ tâm nhà máy trở thành vùng nhiễm phóng xạ rất nặng.
“Armenia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bụi phóng xạ, nhưng Azerbaijan, and Turkey và thậm chí cả Nga, cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng”, ông Leonov nói. “Tôi hi vọng các bên có thể bình tĩnh ngồi vào bàn đàm phán, những mối đe dọa tấn công nhà máy điện hạt nhân như vậy không thể xem thường”.
Armenia là quốc gia nhỏ bé, có tiềm lực quân sự hạn chế, nhưng luôn khiến nước láng giềng Azerbaijan cảnh giác vì đòn...
Nguồn: [Link nguồn]