Đội tàu TQ đông chưa từng thấy gần quần đảo Ecuador: Cấm đánh bắt trong 3 tháng
Trung Quốc đã gửi thông báo đến đội tàu cá lớn nhất thế giới về việc cấm đánh bắt mực ở các khu vực thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong 3 tháng, trước những chỉ trích tàu cá Trung Quốc tận diệt thủy hải sản.
Trung Quốc sở hữu đội tàu đánh bắt thủy hải sản đông đảo nhất thế giới.
Lệnh cấm có hiệu lực từ tháng trước ở Đại Tây Dương và từ tháng sau ở Thái Bình Dương, cấm tất cả tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng biển đã được chỉ rõ. Đây là những nơi sinh trưởng chính của mực ống.
Mực cũng là hải sản chính mà các tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở vùng biển quốc tế. “Đây là lệnh cấm đánh bắt đầu tiên ở vùng biển quốc tế, thể hiện rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên biển ở vùng biển quốc tế”, Liu Yadan, quan chức Hiệp hội Nông nghiệp Trung Quốc về Trao đổi Quốc tế, nói.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi Trung Quốc hứng chịu chỉ trích dữ dội vì đội tàu cá đông đảo, vươn ra khắp thế giới đánh bắt thủy hải sản.
Gần đây nhất là vụ hàng trăm tàu Trung Quốc đánh bắt gần quần đảo di sản Galapagos nổi tiếng của Ecuador. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc.
Các tàu cá Trung Quốc cũng gây rắc rối ở bán đảo Triều Tiên và vùng biển gần châu Phi.
Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng khai thác mực ống trên toàn cầu, với 600 tàu chuyên bắt mực. Năm 2018, các tàu này đem về 580.000 tấn mực, theo số liệu chính thức.
Hai khu vực nằm trong diện cấm đánh bắt là ở phía nam Đại Tây Dương, gần Argentina. Có khoảng 200 tàu Trung Quốc thường xuyên đánh bắt ở đây. Khu vực thứ hai là ở Thái Bình Dương gần Ecuador.
Trung Quốc lần đầu tiên ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc xác nhận rằng toàn bộ các tàu đánh bắt của nước này ở Đại Tây Dương đã rời đi. Trung Quốc cũng có kế hoạch cấm đánh bắt cá ngừ và cá thu ở Thái Bình Dương.
Tabitha Mallory, giáo sư Đại học Washington, Mỹ, nhận định rằng, đây có thể là những bước đi tích cực. “Chính phủ Trung Quốc không muốn đội tàu cá đông đảo đe dọa tài nguyên biển và môi trường biển gần các nước khác. Chúng tôi rất muốn giữ thể diện trong khía cạnh này, vậy nên tăng cường kiểm soát hoạt động đánh bắt”, Mallory nói
Ecuador và Argentina là hai quốc gia Nam Mỹ thường xuyên phải đối phó với các tàu cá Trung Quốc, cáo buộc các tàu này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Pan Wenjing, nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace, nói sự phản ứng của các nước như Ecuador, Argentina là nguyên nhân khiến Trung Quốc chủ động dừng đánh bắt.
“Vùng biển phía tây nam Đại Tây Dương là nơi sinh trưởng chính của mực ống. Các tàu Trung Quốc hoạt động rất mạnh ở khu vực này, bao gồm cả tàu cỡ lớn, thường xuyên vượt ranh giới, xâm phạm EEZ của nước khác”, Pan nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm đánh bắt mực trong 3 tháng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, Trung Quốc cần giảm số lượng tàu cá, cấm những tàu khai thác theo kiểu tận diệt, bắt tất cả các loài hải sản và cùng các quốc gia ven biển thiết lập các khu vực bảo vệ tài nguyên biển.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 2.8 thể hiện sự ủng hộ với Ecuador, khi công khai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì hàng...