Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên

Người này dự định xin tị nạn ở đại sứ quán Nga ở Triều Tiên rồi xin về Mỹ nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên - 1

Ông Jenkins và vợ Soga khi còn trẻ.

Charles Jenkins, 77 tuổi, sống tại Nhật Bản từ năm 2004 và mới qua đời cách đây ít ngày vì tuổi cao. Ông là một trong số bốn lính Mỹ từng đào tẩu tới Triều Tiên thập niên 1960. Sau đó, họ trở thành những ngôi sao điện ảnh có tiếng ở đất nước này. Tuy nhiên chỉ có Jenkins là được phép rời khỏi Triều Tiên.

Những người còn lại đều đã qua đời tại Triều Tiên, trong đó có James Dresnok chết vì trụy tim năm 2016. Ông Jenkins qua đời hôm 11.12 tại đảo Sado. Ông sống tại đó cùng vợ mình là Hitomi Soga, một người Nhật Bản cũng từng bị bắt giam ở Triều Tiên.

Kế hoạch lỗi

Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên - 2

Ông Jenkins khi trở về nước.

Jenkins sống một đời khó khăn nhưng đầy phi thường tại Triều Tiên. Ông từng xuất hiện trong nhiều biên niên sử và vài cuộc phỏng vấn với các hãng tin lớn. Thời điểm năm 1965, Mỹ đồn trú tại khu phi quân sự (DMZ) ở Hàn Quốc. Do lo sợ sẽ bị giết khi đi tuần hoặc bị điều tới chiến trường Việt Nam, ông Jenkins quyết định rằng sẽ bỏ đơn vị của mình và chạy trốn sang Triều Tiên.

Jenkins nghĩ rằng nếu tới Triều Tiên, ông có thể xin tị nạn ở đại sứ quán Nga, sau đó quay về Mỹ theo chương trình trao trả tù binh. Một đêm tháng 1, sau khi uống vài chai bia, Jenkins đi dạo dọc khu DMZ và đầu hàng khi thấy lính Triều Tiên ở đây. Lúc đó, ông mới 24 tuổi.

Khi tới Triều Tiên, ông không được người Nga cấp quyền tị nạn chính trị. Thay vào đó, ông bị Triều Tiên bắt giam làm tù nhân. “Nghĩ về lúc đó, tôi thấy mình quá ngu ngốc”, Jenkins nói trong cuộc phỏng vấn năm 2005 với đài CBS của Mỹ.

Jenkins bị buộc trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại đây. Ông cũng trở nên nổi tiếng vì đóng các phim tuyên truyền của Triều Tiên, chủ yếu vào vai người phương Tây độc ác. Jenkins nói rằng những giám thị tù giam thường xuyên dùng bạo lực và tiêm thuốc không cần thiết. Ông kể từng bị xẻo một mảng xăm có hình phù hiệu quân đội Mỹ mà không dùng thuốc tê. 

“Oyasumi là chúc ngủ ngon”

Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên - 3

Bà Soga bị bắt cóc tới Triều Tiên để dạy tiếng Nhật Bản.

Một điểm sáng hiếm hoi trong đời Jenkins là bà Soga, người bị bắt cóc từ Nhật Bản sang để buộc dạy tiếng Nhật cho các điệp viên Triều Tiên.

Năm 1980, các sĩ quan Triều Tiên đưa bà Soga tới gặp ông Jenkins. Sau đó 2 tuần, họ buộc hai người phải cưới nhau. Ông Jenkins nói họ cùng nảy sinh tình cảm và yêu nhau lúc nào chẳng hay. “Tôi chỉ biết rằng một lần tôi nhìn thấy Soga và không bao giờ muốn thấy bà ấy rời khỏi vòng tay mình”, Jenkins nói.

Trong hồi ký của mình, Jenkins nói rằng trước mỗi đêm đi ngủ, ông sẽ nói “oyasumi” (tiếng Nhật là “chúc ngủ ngon”) và bà Soga sẽ đáp bằng tiếng Anh. “Chúng tôi làm như vậy để không quên mình là ai và đến từ đâu”.

Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên - 4

Ông Jenkins được dạy cách sử dùng máy tính.

Cặp đôi này có 2 con gái, tên là Mika và Brinda. Jenkins nói rằng do là tù nhân ngoại quốc, họ được đối xử tốt hơn những tù nhân Triều Tiên. Họ được cấp những khẩu phần ăn cố định dù năm 1990, Triều Tiên trải qua nạn đói tồi tệ nhất lịch sử.

Năm 2002, bà Soga được thả tự do sau khi chính phủ Nhật Bản thương lượng với Bình Nhưỡng. Ông Jenkins được thả sau đó 2 năm cùng hai con gái của mình. Tại Nhật Bản, Jenkins đầu hàng quân đội Mỹ. Lần đầu tiên sau 40 năm, ông thú nhận tội đào ngũ của mình và bị xét xử trước tòa án quân sự. Jenkins bị tù 30 ngày và sau đó được thả.

Những năm cuối đời

Đời sóng gió của cựu binh Mỹ đào tẩu sang Triều Tiên - 5

Gia đình Jenkins đoàn tụ năm 2004.

Sau khi gia đình đoàn tụ ở Nhật Bản, ông Jenkins làm việc trong công viên giải trí. Ông phải rất vất vả để quen với cuộc sống hiện đại vì đã dành gần 40 năm ở Triều Tiên. Ông nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy hay sờ vào máy tính, chưa nói gì tới Internet.

Ông rất ngạc nhiên khi thấy phụ nữ Nhật Bản phục vụ trong quân ngũ hay thấy người da màu trong hải quân Mỹ. Do bị thời gian dài bị giam cầm, ông phải chịu nhiều biến chứng khi về già.

Dù đã được thả tự do, nhưng Jenkins nói rằng ông vẫn sợ những người lính Triều Tiên trước đây bắt giam mình. Ông cho biết luôn lo lắng gia đình mình sẽ bị ám sát. 

Lính Triều Tiên đào tẩu sang HQ sẽ được nhận bao nhiêu tiền?

Binh sĩ Triều Tiên đào tẩu qua khu vực phi quân sự (DMZ) sẽ trải qua quãng thời gian hồi sức, bị đưa đi thẩm vấn và sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN