Đối phương nên lo sợ khi Nga có tổ hợp phản công hạt nhân khủng khiếp hơn 'Bàn tay chết'
Phương Tây không còn phải lo sợ hệ thống phản công hạt nhân "Bàn tay chết" của Nga nữa, bởi chúng đã được thay thế bằng một tổ hợp mới tiên tiến và nguy hiểm hơn nhiều.
Giới chức quân sự NATO từng đặc biệt lo ngại về tổ hợp phản công hạt nhân Perimeter, hay còn được gọi là Bàn tay chết phục vụ trong Quân đội Nga.
Hệ thống này được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có khả năng kiểm soát độc lập một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa quy mô lớn trong trường hợp các trung tâm chỉ huy tác chiến đã bị tiêu diệt.
Mặc dù hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, nhưng khả năng tấn công hạt nhân trong trường hợp xuất hiện báo động giả có thể loại trừ khi quyết định cuối cùng liên quan tới vụ phóng vẫn thuộc về con người.
Tuy nhiên phương Tây tiếp tục lan truyền thông tin sai lệch rằng Nga sở hữu "công nghệ hủy diệt mới" và "không thể kiểm soát", dư luận được hình thành bởi sự giả mạo đã buộc chính quyền Nga phải từ bỏ Perimeter.
Mặc dù vậy, ông Alexey Leonkov - Giám đốc thương mại Tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc", trong cuộc trả lời phỏng vấn iReactor đã tiết lộ rằng hiện tại Moskva không còn sử dụng Perimeter nữa mà đã chuyển sang một tổ hợp tiên tiến hơn nhiều.
"Perimeter không còn tồn tại. Bây giờ chúng tôi có một hệ thống khác - đó chính là tổ hợp cảnh báo sớm và tấn công tên lửa chủ động, được liên kết với mạng lưới vệ tinh và radar cảnh giới ngoài đường chân trời", vị chuyên gia lưu ý.
Hệ thống phản công hạt nhân Perimeter được phát triển theo ý tưởng ra đời từ thời Liên Xô, và kể từ đó đã có những bước tiến dài.
Nguyên tắc của chúng liên quan đến việc tính toán quỹ đạo của tên lửa và cuộc tấn công hạt nhân trả đũa nhằm vào vùng đất mà những quả đạn bay đi từ đó. Nhưng tất cả điều này chỉ có thể xảy ra sau khi mọi trung tâm điều khiển bị phá hủy.
"Bàn tay chết được tạo ra từ thời Liên Xô, khi đó chúng ta chỉ có thể tấn công đáp trả. Đó là yếu tố của cuộc tấn công trả đũa sau khi tên lửa đạn đạo hoặc đầu đạn nhiệt hạch bắn vào lãnh thổ Liên Xô".
"Người ta cho rằng một số đầu đạn có thể bị bỏ sót, điều này sẽ dẫn đến việc phá hủy trung tâm kiểm soát quân sự và dân sự. Với mục đích này, thuật toán Bàn tay chết đã được hình thành".
"Hệ thống sẽ đưa ra quyết định không dựa trên quyền lực chính trị, quân sự hay dân sự, nó sẽ tự động thực hiện việc phóng tên lửa đạn đạo", iReactor chia sẻ ý kiến của ông Leonkov.
Nhưng giờ đây Nga đã có một hệ thống mới nguy hiểm hơn nhiều đối với mọi kẻ thù, loại vũ khí này sẽ không cho phép tên lửa tấn công các vùng lãnh thổ của Nga.
Các tổ hợp Perimeter được hiện đại hóa và cách thức hoạt động của chúng thay đổi đáng kể, thực chất đã trở thành một hệ thống mới với nguyên tắc làm việc là thông tin về vụ phóng đến ngay lập tức sau khi nhận được lệnh bắt đầu.
"Ngay khi tên lửa đạn đạo xuất phát từ lãnh thổ của kẻ thù tiềm tàng hoặc gần đất nước chúng ta, hệ thống này sẽ xác định mục tiêu thông qua mạng lưới vệ tinh thế hệ mới".
Nguồn: [Link nguồn]