Đối phó Ấn Độ, TQ dùng chiến lược giáng hỏa lực phủ đầu giống Nga?

Sự hiện diện của ít nhất 50.000 binh sĩ dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và cao nguyên Aksai Chin, cùng các vũ khí hạng nặng và tên lửa, cho thấy Trung Quốc có những chiến lược quân sự rất giống Liên Xô trong quá khứ và Nga ngày nay.

Pháo phản lực Trung Quốc khai hỏa.

Pháo phản lực Trung Quốc khai hỏa.

Tờ Hindustan Times dẫn lời quan chức không quân Ấn Độ giấu tên, cho biết Trung Quốc không chỉ tập trung một lượng lớn binh lực ở giáp vùng ranh giới với Ấn Độ, mà còn huy động pháo phản lực, pháo hạng nặng cùng các tổ hợp tên lửa phòng không đóng vai trò hỗ trợ.

“Đó là chiến lược thường thấy của Liên Xô cũ và Nga ngày nay. Các binh sĩ sẽ tràn lên ồ ạt sau khi các tổ hợp pháo phản lực, pháo hạng nặng nghiền nát trận địa”, sĩ quan không quân Ấn Độ cho biết.

“Ở cách xa vùng tranh chấp, các hệ thống tên lửa phòng không, căn cứ không quân (trong trường hợp này là căn cứ Hotan, cách LAC khoảng 320km), đóng vai trò yểm trợ”.

Ngược lại, sĩ quan Ấn Độ cho rằng chiến lược “phân tán, hấp thụ, thu hồi và trả đũa” của không quân nước này có thể khiến kế hoạch giáng hỏa lực phủ đầu của Trung Quốc đổ vỡ.

Sĩ quan Ấn Độ giải thích, không quân nước này có thể phản ứng nhanh hơn gấp nhiều lần không quân Trung Quốc, nhờ vào các sân bay quân sự nằm gần LAC.

Trong trường hợp xung đột nổ ra, các chiến đấu cơ Ấn Độ sẽ phải vô hiệu hóa nơi Trung Quốc đặt tên lửa phòng không. Chỉ khi đó, binh sĩ Trung Quốc cùng với các tổ hợp pháo phản lực, pháo hạng nặng mới bị phơi bày ở sa mạc Tây Tạng, sĩ quan Ấn Độ cho biết.

Chiến lược quân sự Liên Xô cũ và Nga ngày nay chủ trương giáng hỏa lực phủ đầu.

Chiến lược quân sự Liên Xô cũ và Nga ngày nay chủ trương giáng hỏa lực phủ đầu.

Sĩ quan Ấn Độ cho rằng, do địa hình chiến đấu ở vùng đồi núi, quân đội Trung Quốc dù bắt chước chiến lược phủ đầu của Nga, nhưng cũng sẽ không dễ dàng khiến quân đội Ấn Độ ở vùng tranh chấp khuất phục.

Cuộc chiến năm 1999 với Pakistan đã tích lũy cho Ấn Độ kinh nghiệm, rằng nếu đối phương tập trung binh lực với số lượng lớn, lực lượng này rất dễ bị tổn thương bởi đòn tập kích từ trên không.

Theo sĩ quan Ấn Độ, dù vũ khí tấn công phủ đầu của Trung Quốc có thể đạt độ chính xác cao, rất khó để vô hiệu hóa toàn bộ lực lượng Ấn Độ ẩn nấp kỹ lưỡng trong vùng đồi núi.

Trong tình huống tồi tệ này, sĩ quan Ấn Độ nói rằng bộ binh Trung Quốc vẫn có thể trụ vững ở trận địa, ít nhất là trong 10 ngày trước khi cộng đồng quốc tế can thiệp.

Với sự xuất hiện của các tiêm kích Rafale, tân tư lệnh quân đoàn Ấn Độ ở vùng Ladakh, thiếu tướng PGK Menon tin rằng sức mạnh quân sự Trung-Ấn ở vùng tranh chấp là ngang bằng.

Nói cách khác, sẽ không dễ để Trung Quốc giáng hỏa lực phủ đầu, tấn công chớp nhoáng buộc Ấn Độ khuất phục.

Nguồn: [Link nguồn]

4 loại vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc phải nể sợ

Là một trong những quốc gia chi ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới và là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hindustian Times ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN