Đối đầu biên giới Trung - Ấn: Vì sao "Báo Tuyết" phải gầm lên?

Trong khi mùa đông đang tới tại những điểm tranh chấp bế tắc ở Ladakh, biên giới Trung - Ấn, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dần trở thành một “bình thường mới”, bất chấp tình cảnh hiện tại được đánh giá là rất xấu.

Ấn Độ không hy vọng gì vào các cuộc đàm phán cấp tướng với Trung Quốc, theo India Today (ảnh: India Today)

Ấn Độ không hy vọng gì vào các cuộc đàm phán cấp tướng với Trung Quốc, theo India Today (ảnh: India Today)

Quan điểm này thể hiện trong cuộc hội đàm kéo dài 13 tiếng giữa tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung - Ấn tổ chức hôm 21.9 ở Chushul.

Không có bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sau cuộc họp, ngoại trừ việc quân đội Trung - Ấn hứa sẽ tiếp tục đàm phán “trong tương lai gần”, India Today đưa tin. Quân đội cả hai nước đều không đồng ý rút trước ở các điểm đang tranh chấp, bất chấp mùa đông tới gần.

Nguồn tin từ quân đội Ấn Độ nói với India Today rằng, họ không hy vọng bất kỳ bước đột phá nào về những cuộc đàm phán với Trung Quốc.

“Nói một cách đơn giản, nếu chiếm được một vị trí quan trọng càng lâu, bạn càng khó bị đánh bật ra và cũng không ai khuyên nổi bạn từ bỏ vị trí đó”, nguồn tin giấu tên nhận xét.

Về phía Trung Quốc, thay vì tập trung vào đàm phán, quân đội nước này lại đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và hậu cần. Điều này cho thấy Trung Quốc cũng không có ý định rút bớt quân.

“Làm việc trong quân đội bạn sẽ hiểu được rằng, nếu đối phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì đồng nghĩa với việc họ muốn ở lâu hơn là đi. Trung Quốc đang muốn kéo dài thời gian để tạo thêm lợi thế”, nguồn tin nói với India Today.

Theo India Today, câu kéo thời gian bằng đàm phán là chiêu bài “cũ kỹ” mà Trung Quốc đã dùng nhiều. Trung Quốc trói buộc đối phương bằng các cuộc đàm phán từ ngày này qua ngày khác, gây cho họ niềm tin và tranh thủ thời gian có được để tạo lợi thế trên thực địa.

Trực thăng vận tải cỡ lớn được quân đội Ấn Độ điều tới LAC (ảnh: India Today)

Trực thăng vận tải cỡ lớn được quân đội Ấn Độ điều tới LAC (ảnh: India Today)

Đây cũng là “cái bẫy” Ấn Độ đã mắc phải ban đầu. Suốt 4 tháng kể từ khi xảy ra các vụ đụng độ ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ không đạt được tiến triển gì trên thực tế ở biên giới, trong khi quân đội Trung Quốc vẫn giữ nguyên việc kiểm soát ở một số điểm tranh chấp.

Nhận ra vấn đề trong khi mòn mỏi chờ đợi kết quả đàm phán từ Trung Quốc, quân đội Ấn Độ đã tổ chức chiến dịch với mật danh “Báo Tuyết”.

Chiến dịch thể hiện quyết tâm và sự táo bạo của quân đội Ấn Độ ở LAC, chiếm một loạt các điểm cao then chốt trước sự ngỡ ngàng của lực lượng Trung Quốc, theo India Today.

Các vụ nổ súng xảy ra hôm 29.8 và 8.9 ở LAC đã thể hiện sự bất ngờ của quân đội Trung Quốc khi không thể tin rằng, Ấn Độ từ bỏ thế trận phòng thủ cố hữu và chuyển sang chiếm cứ, tranh chấp cao điểm.

Sau khi “Báo Tuyết” đã gầm lên, giờ đây, quân đội Ấn Độ sẽ tiếp tục phòng thủ chặt chẽ ở các tiền đồn mới và khiến lực lượng Trung Quốc bất lực, India Today bình luận.

Theo các chuyên gia, chỉ có sự can thiệp cấp cao giữa Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đủ tháo gỡ tình hình căng thẳng ở LAC hiện tại.

Nguồn: [Link nguồn]

4 loại vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc phải nể sợ

Là một trong những quốc gia chi ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới và là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – India Today ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN