Đọ sức mạnh thủy quân lục chiến TQ và lực lượng Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Trung Quốc thời gian qua không ngừng leo thang căng thẳng với Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Nếu xung đột nổ ra, cả Trung Quốc và Nhật bản sẽ tung vào chiến trường lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ.

Trung Quốc xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến quy mô với khả năng tác chiến độc lập.

Trung Quốc xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến quy mô với khả năng tác chiến độc lập.

Theo Business Insider, tác chiếc ở Thái Bình Dương luôn phụ thuộc vào hai yếu tố. Đó là sức mạnh hải quân và năng lực tác chiến đổ bộ.

Những trận đánh khốc liệt trong Thế chiến 2 giữa quân Đồng minh và phát xít Nhật đã phần nào chứng minh điều này.

Ngày nay, Trung Quốc đã nắm rõ bài học lịch sử, không ngừng mở rộng sức mạnh quân sự, vươn tầm ảnh hưởng ra xa bờ, khiến Nhật Bản phải đề ra phương án đối phó.

Đáng chú ý nhất trong sự phát triển của quân đội của Trung Quốc phải kể đến lực lượng thủy quân lục chiến (PLANMC).

Trong vòng 3 năm qua, PLANMC đã gia tăng số lượng quân nhân từ 10.000 người lên con số khoảng 35.000 người và có kế hoạch mở rộng tới 100.000 người.

PLANMC hiện có 7 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn được vũ trang hạng nặng với hai tiểu đoàn bộ binh, một trung đoàn thiết giáp, một tiểu đoàn lựu pháo, một tiểu đoàn tên lửa và một tiểu đoàn trinh sát đổ bộ.

Thủy quân lục chiến Trung Quốc.

Thủy quân lục chiến Trung Quốc.

Điểm nhấn của PLANMC là xe thiết giáp đổ bộ ZBD-05, thậm chí có phần uy lực hơn xe thiết giáp phương Tây và pháo tự hành PLZ-07.

Năm 2019, Mỹ từng gọi PLANMC là “lực lượng đổ bộ hoàn chỉnh với khả năng tác chiến hỗn hợp”.

Đóng vai trò hỗ trợ cho thủy quân lục chiến Trung Quốc là các tàu đổ bộ uy lực của hải quân, bao gồm 6 tàu đổ bộ Type-071 và 2 tàu đổ bộ tấn công Type-075. Tàu Type-075 mang theo được tới 900 binh sĩ, nhiều xe thiết giáp đổ bộ và 30 trực thăng.

Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia có lực lượng hải quân vững mạnh, nhưng bị ràng buộc bởi hiến pháp sau Thế chiến 2, nên không còn có thể xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến quy mô.

Nhưng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản cũng phải thay đổi chiến lược, tìm cách “lách luật”. Năm 2018, Nhật Bản xây dựng đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên sau Thế chiến II, gọi là Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai nhanh (ARDB).

Nhật Bản có lữ đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên sau Thế chiến 2 vào năm 2018.

Nhật Bản có lữ đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên sau Thế chiến 2 vào năm 2018.

Thủy quân lục chiến Nhật hiện có 3.000 người, được trang bị xe bọc thép đổ bộ AAV-7 của Mỹ và xe bọc thép hạng nhẹ Komatsu.

Mô hình hoạt động của thủy quân lục chiến Nhật khá tương đồng với thủy quân lục chiến Mỹ. Hỗ trợ cho lực lượng này là hai tàu sân bay đang được hoán cải để mang theo tiêm kích hạm F-35B.

ARDB chưa đạt đến quy mô và sức mạnh như PLANMC, nhưng không có nghĩa là hai lực lượng này không có cùng một nhiệm vụ, Zack Cooper, nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nói với tờ BI.

ARDB có nhiệm vụ phòng thủ, phản ứng nhanh khi đối phương mở chiến dịch đổ bộ chiếm đảo. “Lực lượng này không cần quân số lớn vì không phải đổ bộ chiếm đảo lớn như Đài Loan. ARDB chỉ có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Senkaku”, nhà phân tích quân sự Timothy Heath, nói.

Xe bọc thép đổ bộ của Nhật Bản do Mỹ sản xuất.

Xe bọc thép đổ bộ của Nhật Bản do Mỹ sản xuất.

Ngược lại, Trung Quốc phải xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến hoàn chỉnh trong trường hợp cần phải thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực.

Nếu xung đột Trung-Nhật nổ ra trên biển Hoa Đông, PLANMC có nhiệm vụ đổ bộ, chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. ARDB sẽ phải phòng thủ hoặc tái chiếm chớp nhoáng quần đảo, trước khi không quân và hải quân Nhật can thiệp.

Chiếm đảo chỉ là một phần của nhiệm vụ tác chiến đổ bộ, phòng thủ và giữ vững vị trí mới là điều tối quan trọng.

“Sẽ không khó để lính thủy đánh bộ Trung Quốc cắm cờ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng giữ được hay không thì lại là vấn đề khác”, ông Heath nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đội tàu cá TQ hùng hậu sắp kéo đến, ”quân đội” Nhật Bản được lệnh sẵn sàng

Nhật Bản sắp phải đối phó với đội tàu cá Trung Quốc đông đảo sau khi Bắc Kinh dỡ lệnh đánh bắt gần quần đảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN