Đọ sức mạnh tàu ngầm, chiến đấu cơ mới của đảo Đài Loan với Trung Quốc
Đảo Đài Loan được cho là sẽ đạt được tiến bộ mới với một số loại vũ khí, trong đó có nguyên mẫu tàu ngầm bản địa đầu tiên của hòn đảo, tiêm kích F-16 V và máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh hiện đại.
Tiêm kích J-16 (trái) của quân đội Trung Quốc và tiêm kích F-16V của Đài Loan. Ảnh: CM-CNA
Thời báo Hoàn cầu hôm 15/11 dẫn tin từ truyền thông Đài Loan cho biết, một buổi lễ đặt ky (sống tàu) cho nguyên mẫu tàu ngầm bản địa đầu tiên của Đài Loan dự kiến diễn ra vào ngày 16/11 (giờ địa phương).
Các nhà quan sát cho biết, đặt ky là công đoạn ban đầu của quá trình đóng tàu và sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành tàu ngầm.
Đài Loan bị hạn chế năng lực công nghệ để có thể tự phát triển tàu ngầm. Ngành công nghiệp đóng tàu của hòn đảo sẽ phải đối mặt với các thách thức to lớn trong việc phát triển tàu ngầm, một chuyên gia quân sự giấu tên ở Bắc Kinh chia sẻ với Hoàn cầu hôm 14/11.
Theo vị chuyên gia quân sự này, không loại trừ khả năng Mỹ có thể tăng giá để chuyển giao công nghệ sản xuất tàu ngầm cho Đài Loan. Tuy vậy, nếu có thành công với tàu ngầm này, Đài Loan vẫn không thể san lấp khoảng cách với Trung Quốc đại lục về công nghệ tàu ngầm và chống tàu ngầm, vị chuyên gia lưu ý.
Wei Dongxu, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nhận định rằng Trung Quốc đại lục sở hữu năng lực rất mạnh trong lĩnh vực chống tàu ngầm. Ông Wei dẫn chứng rằng, Bắc Kinh sở hữu nhiều tàu chiến được trang bị hệ thống sonar, trực thăng tác chiến chống tàu ngầm và ngư lôi, cộng với máy bay chống ngầm Y-8.
Theo giới chức quốc phòng Đài Loan, máy bay chống ngầm Y-8 là loại thường xuyên được Trung Quốc sử dụng trong những lần áp sát hòn đảo thời gian gần đây. Các chuyên gia cho rằng, đại lục đang rất chú ý tới hoạt động của tàu ngầm ở eo biển Đài Loan.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ chủ trì một buổi lễ vào ngày 18/11, khi tiêm kích F-16V chính thức được đưa vào hoạt động ở căn cứ Gia Nghĩa (Chiayi) ở miền nam hòn đảo.
F-16V là phiên bản nâng cấp của F-16. Nó sở hữu hệ thống radar tiên tiến hơn, khả năng chịu tải và tầm hoạt động được cải thiện hơn so với F-16. Tuy nhiên, nó là một máy bay chiến đấu không thể "tàng hình", không thể qua mặt các hệ thống cảnh báo sớm hiện đại cũng như hỏa lực phòng không, theo chuyên gia Wei.
Dù cải tiến như thế nào thì khả năng chiến đấu của F-16V vẫn rất hạn chế, ông Wei nói thêm. So với các chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc như máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và tiêm kích chiến đấu hạng nặng J-16, tiêm kích F-16V của Đài Loan có rất ít cơ hội thắng.
Chiến tranh hiện đại là một chiến dịch chung có hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, các chiến đấu cơ của Trung Quốc sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa hoặc phá hủy tiêm kích, chiến đấu cơ Đài Loan.
Chuyên gia Wei cũng lưu ý, kế hoạch của Đài Loan nhằm nâng cấp phi đội chiến đấu cơ sẽ chỉ là cơ hội để Washington "móc tiền" từ túi Đài Bắc.
T-5 Brave Eagle, máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến đầu tiên do Đài Loan sản xuất, sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng không của hòn đảo trong tháng này. T-5 Brave Eagle sẽ thay thế máy bay F-5 trong vai trò máy bay huấn luyện chính thức của lực lượng phòng không Đài Loan, truyền thông địa phương đưa tin.
Các chuyên gia cho rằng, máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến không hỗ trợ trực tiếp quá nhiều cho chiến đấu cơ trong chiến đấu, vì nó chỉ phục vụ đào tạo phi công. Nhiều chuyên gia của đại lục cũng hoài nghi về tính hiệu quả của máy bay huấn luyện mới này.
Các chuyên gia còn nhấn mạnh, dù Đài Loan có phát triển hoặc mua thêm vũ khí bằng cách nào thì cũng không thể khỏa lấp sự chênh lệch quân sự với Trung Quốc đại lục. Đồng thời, các chuyên gia cảnh báo những người đang thúc đẩy Đài Loan ly khai rằng việc chống lại thống nhất bằng vũ lực sẽ có kết quả giống như đi vào ngõ cụt.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo lời mời của lãnh đạo Đài Loan, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Honduras Juan Orlando Hernandez đã tới hòn đảo hôm 12/11,...