Đọ sức mạnh quân sự Trung - Ấn ở nơi xảy ra đụng độ: Ấn Độ có lợi thế?
Chiến trường biên giới Trung-Ấn năm 1962 cũng là nơi 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng hôm 15.6, trong cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất kể từ 4 thập kỷ qua giữa hai bên.
Tên lửa tầm xa Agni-V của Ấn Độ.
Theo CNN, gần 6 thập kỷ trước, cuộc chiến biên giới kéo dài 1 tháng kết thúc bằng chiến thắng của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố ngừng bắn sau khi chiếm quyền kiểm soát cao nguyên Aksai Chin từ Ấn Độ.
Trong cuộc chiến năm đó, Trung Quốc có khoảng 700 lính thiệt mạng và Ấn Độ tổn thất gấp đôi con số này.
Nhưng cục diện đối đầu ở dãy Himalaya ngày nay đã khác xa rất nhiều cách đây 58 năm. Sự khôn ngoan và yếu tố bất ngờ giúp Trung Quốc chiếm ưu thế quân sự trước Ấn Độ.
Nhưng một nghiên cứu gần đây của trung tâm Belfer, bang Massachusetts, Mỹ và trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) ở Washington, cho thấy Ấn Độ đang có lợi thế rõ ràng trước Trung Quốc, từ kinh nghiệm chiến đấu ở vùng núi cao, cho đến sức mạnh quân sự.
Vũ khí hạt nhân
Không ai dự đoán xung đột biên giới Trung-Ấn một ngày nào đó có thể biến thành chiến tranh hạt nhân. Nhưng thực tế là cả hai bên đều là cường quốc hạt nhân và yếu tố này không thể thiếu khi đánh giá cán cân sức mạnh quân sự.
Bắc Kinh trở thành cường quốc hạt nhân vào năm 1964, sớm hơn Ấn Độ 10 năm. Nghiên cứu mới đây của viện SIRPI cho thấy Trung Quốc có 320 đầu hạt nhân, vượt trội hơn hẳn Ấn Độ (150 đầu đạn). Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhanh hơn nhiều so với Ấn Độ.
Cả hai quốc gia đều sở hữu bộ ba hạt nhân ở trên không, trên biển và trên đất liền, đóng vai trò răn đe mạnh mẽ.
Không quân
Ấn Độ hiện có khoảng 270 chiến đấu cơ và 68 cường kích có thể đưa vào chiến đấu với Trung Quốc, theo nghiên cứu hồi tháng 3 của trung tâm Belfer.
New Delhi có nhiều sân bay ở vùng biên giới hơn Trung Quốc, từ đó làm bàn đạp cho các chiến đấu cơ xuất kích, hai tác giả nghiên cứu Frank O'Donnell và Alexander Bollfrass nhận định.
Trong khi đó, Trung Quốc có 157 chiến đấu cơ và một số ít các máy bay không người lái mang vũ khí ở khu vực, theo Belfer Trung Quốc có 8 sân bay ở vùng núi giáp biên giới Ấn Độ, nhưng hầu hết là dân bay dân sự, muốn sử dụng cho mục đích quân sự cần phải cải tạo đáng kể.
“Sân bay quân sự Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương đều ở vùng cao, các chiến đấu cơ cất cánh từ đây chỉ có thể mang theo một nửa số vũ khí như khi ở đồng bằng”, nghiên cứu cho biết.
Belfer đánh giá, Ấn Độ có hai tiêm kích đa năng là Mirage 2000 và Su-30MKI, trong khi Trung Quốc chỉ có J-10 là có khả năng này.
“Xét trên quy mô chiến lược, Ấn Độ có khả năng huy động đáng kể lực lượng không quân đối phó Trung Quốc ở biên giới”, Belfer đánh giá.
Các chiến đấu cơ Ấn Độ từng giao chiến trên không với máy bay Pakistan năm 2019.
Ngược lại, Trung Quốc vì còn phải đối phó Mỹ ở mặt trận phía nam và phía đông, nên các căn cứ trên dãy Himalaya không được đầu tư xây dựng tương xứng với Ấn Độ.
“Ngay khi xung đột nổ ra, Ấn Độ có cơ hội tấn công phủ đầu, phá hủy 4/8 sân bay, làm hạn chế đáng kể năng lực chiến đấu của không quân Trung Quốc”, Belfer đánh giá.
Ngoài ra, Belfer còn đánh giá cao không quân Ấn Độ ở kinh nghiệm. “Cuộc xung đột gần đây với Pakistan cho không quân Ấn Độ thêm kinh nghiệm tác chiến trên không”, nghiên cứu của Belfer cho biết.
Bộ binh
Theo nghiên cứu của CNAS, bộ binh Ấn Độ cũng rất dày dạn kinh nghiệm, do được “thử lửa” qua giao tranh với quân đội Pakistan ở vùng tranh chấp Kashmir và dọc biên giới.
“Quân đội Trung Quốc trải qua hơn 40 năm không chiến đấu, còn Ấn Độ liên tục được thử sức trong các cuộc chiến giới hạn và xung đột quy mô nhỏ”, CNAS đánh giá.
Về quy mô lực lượng, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tập trung ở dãy Himalaya khoảng 230.000 quân. Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá sơ bộ vì các lực lượng này còn phải phân tán đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
CNAS cũng đồng tình rằng không quân Ấn Độ có thể tấn công phủ đầu ngay trong những giờ phút đầu tiên của một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Nhưng lực lượng bộ binh lại cần thời gian để huy động đến biên giới vì mạng lưới đường bộ của Ấn Độ còn hạn chế. Bộ binh Ấn Độ rất dễ bị tổn thương khi vượt qua những địa điểm hẹp, những con đường độc đạo vì pháo binh và tên lửa Trung Quốc chắc chắn sẽ nhắm đến.
Nhưng theo CNAS, vấn đề là Trung Quốc sẵn sàng bao nhiêu tên lửa để loại bỏ hoàn toàn các mục tiêu bên phía Ấn Độ.
Belfer ước tính Trung Quốc cần 220 tên lửa đạn đạo giáng vào các căn cứ không quân Ấn Độ trong một ngày. Trung Quốc hiện chỉ sẵn sàng 1.000-1.200 tên lửa, nghĩa là chỉ sau vài ngày là hết khả năng tấn công tầm xa.
Ưu thế duy nhất của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là các công nghệ và vũ khí mới, trong đó đáng chú ý là xe tăng hạng nhẹ Type 15 và pháo tự hành 155m gắn trên xe tải.
Binh sĩ Ấn Độ giới thiệu mẫu súng phóng lựu với lính Mỹ.
Cả hai vũ khí này đều mới xuất hiện năm 2019, chuyên dùng cho tác chiến vùng cao mà quân đội Ấn Độ không có vũ khí tương xứng.
Gần đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cũng bình luận rằng xe tăng Type 15 “không có đối thủ” trong môi trường tác chiến vùng đồi núi.
Đồng minh
Một khi xung đột nổ ra, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đơn thương độc mã đối phó Ấn Độ. Ngược lại, New Delhi đã xây dựng mối quan hệ với nhiều quốc gia khác để đối phó Bắc Kinh, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của Mỹ.
Mỹ có thể không trực tiếp can thiệp vào xung đột, nhưng các thông tin tình báo và trinh sát của Mỹ sẽ giúp Ấn Độ chiếm ưu thế trên chiến trường.
Nghiên cứu kết luận rằng Trung Quốc có thể gây xung đột quy mô nhỏ và kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng, nhưng một khi xung đột trên diện rộng nổ ra, Trung Quốc không phải là đối thủ của Ấn Độ.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước căng thẳng leo thang ở biên giới, Ấn Độ đã cho phép các lực lượng quân đội đưa chiến đấu cơ và tàu chiến...