Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh

Chỉ trong 18 tháng làm nhiệm vụ, chỉ huy này bắn hạ số tàu chiến và tàu thương mại nhiều nhất Thế chiến II.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 1

Otto bắt tay Hitler.

Đô đốc Otto Kretschmer, chỉ huy tàu ngầm của phát xít Đức, được đánh giá là xạ thủ diệt hạm  xuất sắc nhất của Thế chiến II. Trong vòng chưa đầy 18 tháng, ông đã bắn chìm 47 tàu chiến của phe Đồng minh.

Otto từng được Hitler trao tặng huân chương Chữ thập Hiệp sĩ năm 1940 vì thành tích của mình. Tổng cộng, Otto bắn chìm hơn 250.000 tấn tàu thuyền các loại. Otto điều khiển con tàu U-boat được trang trí biểu tượng móng ngựa, tượng trưng cho sự may mắn. Và quả thực, Otto rất may mắn trong các nhiệm vụ của mình.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 2

Otto là chỉ huy bắn tàu xuất sắc nhất Thế chiến 2.

Năm 1941, thuyền của Otto bị tàu HMS Walker bắn và bị hỏng nặng. Otto may mắn thoát khỏi con tàu của mình và dẫn toàn bộ thủy thủ tới nơi an toàn. 2 chiếc tàu còn lại của phát xít Đức không may mắn đến thế. 2 chiếc này đều bị bắn chìm và thủy thủ trên tàu đều thiệt mạng.

Otto Kretschmer sinh năm 1912, là con trai của một thầy giáo. Ông bắt đầu đời binh nghiệp ở tuổi 18 trong lực lượng hải quân Đức. Do Hải quân Đức không được chú trọng nên Otto không được thăng chức nhanh. Tới năm 1934, ông tham gia lực lượng tàu ngầm.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 3

Năm 1935, lực lượng tàu ngầm của Đức được Hitler để ý và cho phép phát triển rầm rộ. Trước khi chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, ông cai quản vùng biển của nhà độc tài Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Sau đó, Otto đã tự tay bắn hạ tàu khu trục HMS Daring của Anh ngoài khơi Na Uy năm 1940. Quân đội Anh cho rằng tàu này trúng phải mìn mà không biết rằng Otto đã khai hỏa ngư lôi từ xa và bắn chìm tàu HMS Daring. Tới lúc này, ông được đưa vào danh sách những chỉ huy tiềm năng. Otto là một người rất nghiêm khắc và phạt nặng những sĩ quan say xỉn khi nghỉ phép.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 4

Otto là người nghiêm túc, tỉ mỉ.

Ông rất dũng cảm, kĩ năng tốt và chấp nhận ở cùng thủy thủ đoàn trong tàu ngầm chật chội, ẩm thấp. Trong lần Otto suýt bỏ mạng vì bắn chìm một tàu thương mại thì những chỉ huy khác đang vơ vét các bức họa đắt giá ở Paris.

Tới tháng 4.1940, Otto được chuyển sangg tàu U-99 loại mới nhất và chiến tích của ông bắt đầu dày lên từ đây. Chỉ sau 2 tháng huấn luyện chuyển loại, ông đã bắn chìm hàng chục tàu chở hàng trong đêm mà chỉ dùng một phát bắn chính xác. Otto được gọi bằng biệt danh “một phát một tàu”.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 5

Thành tích bất ngờ của Otto khiến đô đốc George Creasy nghĩ rằng các vụ việc này xảy ra do sự ngẫu nhiên. Dù vậy, cách tác chiến hiệu quả của Otto được nhiều đơn vị hải quân Đức học hỏi và thu về kết quả khả quan.

Thắng lợi nhất của Otto là tháng 12.1940 khi ông bắn chìm 3 tàu tuần dương của Hải quân Anh. Thành tích này đưa Otto vào danh sách xạ thủ tàu ngầm nổi tiếng nhất Thế chiến II và không ai có thể vượt mặt. Nhiều học sinh khác được Otto huấn luyện cũng nhận được các thành tích xuất sắc vì kĩ năng bắn tàu siêu hạng.

Otto là chỉ huy cực kì tỉ mỉ và cẩn trọng. Trước khi tấn công tàu nào, ông đều lên kế hoạch thoát thân an toàn. Ông chuẩn bị sẵn phao cứu sinh cho các thủy thủ và tìm đường tới đất liền ở vị trí gần nhất.

Đô đốc tàu ngầm Phát xít Đức bắn chìm 250.000 tấn tàu thuyền Đồng minh - 6

Lần cuối cùng thực hiện nhiệm vụ của Otto là tháng 3.1941. Sau khi bắn hạ 10 tàu, ông bị Hải quân Anh bắt giữ. 3 thủy thủ trên tàu của ông bị bắn chết. Otto bị giam giữ 7 năm trong tay quân đội Anh và Canada. Tới năm 1947, ông được cho phép về Đức. Ông qua đời ở tuổi 88 sau khi nghỉ hưu được 20 năm.

Tìm thấy kho báu 15.000 tỉ của phát xít Đức trong rừng

Nếu không sở hữu tấm bản đồ chỉ dẫn trong tay, người bình thường sẽ không bao giờ tìm được kho báu chục ngàn tỉ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN