Điều TQ muốn thấy nhất khi kéo dài thương chiến với Mỹ sẽ không xảy ra?
Bắc Kinh dường như muốn kéo dài thương chiến Mỹ - Trung như một cách để tấn công vào vào vị trí Tổng thống của ông Trump.
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Donald Trump
CNBC hôm 2/9 dẫn lời Anna Ashton, giám đốc cấp cao về các vấn đề chính phủ tại Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Trung, cho biết, ông Trump "không nhất thiết phải đạt thỏa thuận với Trung Quốc" để có thể ghi điểm trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
"Washington sẽ tiếp tục gây khó khăn cho Bắc Kinh chừng nào thương chiến Mỹ - Trung không gây tác động quá lớn tới nền kinh tế và người dân Mỹ", Ashton chia sẻ trên CNBC.
Tuy nhiên, nữ chuyên gia này nói thêm rằng các lệnh áp thuế mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9 và 15/12, sẽ "tác động vào mọi sản phẩm tiêu dùng mà người Mỹ muốn mua".
Trung Quốc muốn kéo dài thương chiến để gây ảnh hưởng tới chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 của ông Trump. Theo trang ABC7, Hilton Root, một học giả thương mại Trung Quốc tại đại học George Mason, cho biết, dấu hiệu của việc Bắc Kinh muốn kéo dài thương chiến để nhằm vào chiến dịch tranh cử 2020 của ông Trump dựa trên giả định khi cuộc bầu cử tới gần hơn, ông Trump sẽ quan tâm đến việc kích thích nền kinh tế hơn chính sách thương mại. Khi đó, ông chủ Nhà Trắng sẽ gặp khó khăn khi lựa chọn cắt giảm thỏa thuận để thúc đẩy thị trường.
Ngoài ra, theo Bloomberg, Trung Quốc chịu thiệt hại từ thương chiến Mỹ - Trung nhiều hơn Mỹ như những gì ông Trump dự đoán. Nhưng Bắc Kinh dường như chấp nhận điều này để không phải lo lắng về cuộc bầu cử diễn ra ở Mỹ vào năm 2020. Trung Quốc cho rằng ảnh hưởng khi thương chiến kéo dài sẽ khiến ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng có thái độ tích cực hơn với Bắc Kinh.
Căng thẳng Mỹ - Trung có thể tệ hơn
Ashton cho biết Trung Quốc dường như cho thấy thái độ kiềm chế trước sự khiêu khích của Mỹ trong thương chiến và "đó dường như là một điểm tích cực". Tuy nhiên, nữ chuyên gia này cho biết, việc Bắc Kinh kiềm chế chỉ có giới hạn.
"Một khi các đòn tấn công qua lại diễn ra, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự cố chấp từ phía Mỹ và điều này cứ tiếp diễn, gây ra nhiều điều tồi tệ hơn", Ashton cho hay.
Bàn về việc tăng thuế, giám đốc cấp cao về các vấn đề chính phủ tại Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Trung cho rằng biện pháp này "thực chất càng làm khó thêm" cho 2 nước khi thảo luận các vấn đề cơ bản như bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Bất chấp kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 ra sao, Ashton kỳ vọng rằng, "bất cứ người nào lên nắm quyền đều sẽ mạnh tay hơn với Trung Quốc". Dẫu vậy, nữ chuyên gia vẫn để ngỏ khả năng chính phủ Mỹ trong tương lai sẽ có cách tiếp cận khác.
Mỹ và Trung Quốc đã tăng thuế với hàng tỷ USD hàng hóa của nhau kể từ năm 2018. Đợt áp thuế mới nhất diễn ra hôm 1/9. Ở mức độ toàn cầu, thương chiến Mỹ - Trung còn khuấy động thị trường đầu tư và làm giảm triển vọng kinh tế thế giới. Trong nước, từ nông dân, nhà sản xuất cho tới các công ty công nghệ bị ảnh hưởng xấu bởi việc tăng thuế và đang thúc giục chính phủ hai nước kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng.
Nhà Trắng đã làm rõ câu nói của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi một số kênh truyền thông cho rằng đây là động thái ông...