Điều ông Biden có thể “ngại” nhắc đến tại thượng đỉnh NATO
Để các nước thành viên NATO cùng đồng thuận hỗ trợ Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể tập trung vào các vấn đề ngắn hạn, tránh đề cập đến các mục tiêu lâu dài.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một hội nghị của liên minh năm 2022.
Tiếp tục hỗ trợ Ukraine có thể tạo ra các vấn đề mâu thuẫn về dài hạnđối với NATO, các chuyên gia, cựu quan chức NATO và Mỹ nói trên tờ Politico hôm 8/7.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào ngày 11 và 12/7, báo Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề hỗ trợ Ukraine cũng như sự thiếu nhất quán của các đồng minh. Nhiều quốc gia thành viên NATO bày tỏ sự lo ngại về thời gian và cái giá phải trả để tiếp tục hỗ trợ Kiev, báo Mỹ cho biết.
Trước công chúng, các quan chức Mỹ và NATO vẫn tỏ ra rằng liên minh hoàn toàn duy trì quan điểm thống nhất, bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Ukraine đến khi nào có thể.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói: “Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine đến khi nào có thể và cung cấp cho Ukraine vũ khí cùng các năng lực đặc biệt”.
Theo tờ Politico, mức độ hỗ trợ Ukraine của Mỹ và NATO phụ huộc vào vị thế của Tổng thống Biden và đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử năm 2024. Ukraine cũng đang bày tỏ mong muốn nhận được nhiều vũ khí hơn để chuẩn bị cho một kịch bản khi viện trợ đột ngột ngừng lại, Hagar Chemali, cựu quan chức chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói trên tờ Politico.
Rachel Rizzo, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định, NATO sẽ tập trung hỗ trợ Ukraine trong ngắn hạn trong khi liên minh tránh đề cập đến các vấn đề dài hạncòn gây tranh cãi.
"Điều này giúp NATO có thể hỗ trợ quân sự cho Ukraine càng lâu càng tốt", Rizzo nói, cho biết NATO khó có thể đưa ra cam kết về một lộ trình kết nạp Ukraine.
“NATO cần thể hiện sự gắn kết tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Vì vậy, cách tiếp cận dễ dàng hơn cả là chỉ tập trung cho các vấn đề ngắn hạn. Những vấn đề lớn hơn cần có sự đồng thuận từ các đồng minh sẽ được giải quyết sau", bà Rizzo nhận định.
Hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Biden nói rằng một trong những điều kiện đầu tiên để Ukraine gia nhập NATO là nước này phải chấm dứt xung đột với Nga.
"Tôi nghĩ chúng ta phải vạch ra con đường hợp lý để Ukraine đủ điều kiện gia nhập NATO. Tôi không nghĩ các nước thành viên sẽ nhất trí về việc kết nạp Ukraine trong lúc này, khi họ đang xảy ra xung đột", ông Biden nói.
Ông Biden nhấn mạnh rằng, NATO kết nạp Ukraine sẽ đồng nghĩa toàn bộ liên minh chống lại Nga, do NATO có cam kết phòng thủ tập thể.
Nguồn: [Link nguồn]
Đức là quốc gia thành viên NATO bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ nhất trong bối cảnh Ukraine muốn liên minh mở ra con đường kết nạp quốc gia này tại hội nghị thượng đỉnh sắp...