Điều nguy hiểm khiến TQ "chùn tay" xây siêu đập thủy điện công suất gấp 3 đập Tam Hiệp
Trung Quốc đặt ra tham vọng xây dựng đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng với công suất 70.000MW, gấp 3 lần đập Tam Hiệp. Nhưng có một trở ngại có thể khiến kế hoạch bị đình trệ.
Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng.
Yarlung Tsangpo là con sông dài nhất ở Tây Tạng. Thung lũng Yarlung Tsangpo ở miền nam Tây Tạng là thung lũng sâu nhất thế giới với độ sâu 7.000 mét, tính từ đỉnh núi cao nhất xuống nơi thấp nhất.
Năm 2018, một vụ lở đất gây ra bởi sông băng tan chảy đã dẫn một phần nước từ sông Yarlung Tsangpo vào vùng lưu vực Sedongpu, tạo thành hồ chứa tự nhiên với khoảng 600 triệu m3 nước, theo SCMP.
Hồ Sedongpu nằm cách thượng nguồn chỉ vài chục km, tính từ địa điểm dự kiến xây dựng siêu nhà máy thủy điện. Với rất nhiều hồ nước treo lơ lửng ở phía trên cao như vậy, các công nhân Trung Quốc không làm cách nào xây dựng được siêu đập thủy điện một cách an toàn.
Một số nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc đã bay đến Sedongpu trong những năm gần đây, bao gồm một số chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật dân dụng, những chuyên gia nghiên cứu sông băng và phòng chống sạt lở đất.
Họ thu thập một lượng lớn dữ liệu bằng cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa và các thiết bị tiên tiến khác. Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu đưa ra giải pháp sau khi các chuyên gia kết thúc đánh giá.
“Tình cảnh hiện tại là rất khó khăn. Chưa có giải pháp ngay lập tức”, Xing Aiguo, giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Đại học Giao thông Thượng Hải, người tham gia khảo sát, nói.
Các chuyên gia chưa tìm ra cách loại bỏ những lớp đất đá cản trở dòng chảy của con sông. Họ còn nhận thấy những sự cố tương tự còn có thể lặp lại nhiều trong tương lai do biến đổi khí hậu.
“Khu vực này rộng lớn và có nhiều sông băng,” ông Xing nói. Ngay cả khi có giải pháp, việc xử lý cảnh quan thiên nhiên trong môi trường khắc nghiệt như vậy bằng các phương pháp kỹ thuật có thể là hết sức tốn kém.
Một phần tư sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng đã biến mất kể từ những năm 1970 và 2/3 số còn lại sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, theo ước tính của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng nước tan chảy ngày càng tăng và nhiệt độ tăng, có thể giúp cho “mái nhà của thế giới” trở thành nơi sinh sống được. Nhưng rủi ro thiên tai, bao gồm lũ lụt và sạt lở đất, cũng tăng lên.
Băng có thể biến một vụ lở đất thành thảm họa đó có sức tàn phá khủng khiếp. Ở Sedongpu, các mảnh băng bị đẩy đi xa tới 10km với tốc độ tối đa 72 km/giờ, theo ước tính của trạm giám sát môi trường địa chất ở khu tự trị Tây Tạng.
Liu Chuanzheng, một nhà nghiên cứu của chính phủ thuộc Trung tâm Tư vấn về Giảm nhẹ Địa chấn thuộc Bộ Tài nguyên ở Bắc Kinh, cho rằng “tốt nhất là nên tránh các hoạt động can thiệp môi trường tự nhiên ở khu vực này”.
“Cần phải cân nhắc các thách thức liên quan đến lở đất, các mảnh băng bị cuốn trôi khi khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trên sông Yarlung Tsangpo”, Ông Liu nói.
Một số nhà khoa học Trung Quốc đề xuất rằng thay vì xây siêu đập, có thể đào một đường hầm dài 16km xuyên qua một trong những ngọn núi cao ở thung lũng Yarlung Tsangpo. Nước có thể được dẫn vào đường hầm để đẩy các tuốc bin phát điện. Kế hoạch này sẽ giảm sản lượng điện xuống còn 50.000MW, chỉ còn gấp đôi so với đập Tam Hiệp, nhưng giảm nguy cơ thiệt hại do lở đất hoặc các thảm họa thiên nhiên khác.
Dưới chân núi của dãy Himalaya từng là nơi hình thành đế quốc Thổ Phồn, sau này trở thành một phần của Trung Quốc. Chính...
Nguồn: [Link nguồn]