Điều nguy hiểm ẩn chứa trong cổ vật Đức trả cho Colombia
2 cổ vật có niên đại từ giữa thế kỷ 15 và được lưu giữ ở Đức hơn 1 thế kỷ.
2 chiếc mặt nạ Kogi được Đức trao trả cho Colombia. Ảnh: AP
Guardian ngày 16/6 đưa tin, Đức đã trả 2 chiếc mặt nạ Kogi cho Colombia nhưng thừa nhận việc đeo các cổ vật này trong các nghi lễ có thể gặp rủi ro về sức khỏe vì chúng được xử lý bằng thuốc trừ sâu trong thời gian được lưu giữ ở các bảo tàng Đức.
2 chiếc mặt nạ Kogi, có niên đại từ giữa thế kỷ 15 và được lưu giữ ở Berlin hơn 1 thế kỷ, đã được Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao cho người đồng cấp Colombia Gustavo Petro tại một buổi lễ ở Berlin ngày 16/6.
Ông Steinmeier nói rằng Đức đang đi "tiên phong" trong việc trả những cổ vật mà các bảo tàng châu Âu mua lại trong thời thuộc địa.
Khác với các cổ vật khác, 2 chiếc mặt nạ Kogi được nhà dân tộc học người Đức Konrad Theodor Preuss mua hợp pháp từ con trai của một linh mục Colombia năm 1915, hơn một thế kỷ sau khi Colombia giành độc lập từ Tây Ban Nha.
Dù cổ vật có giá trị quan trọng về văn hóa, các nhà nghiên cứu nói rằng các bảo tàng châu Âu khi trả lại chúng cho Colombia phải đi kèm với cảnh báo nguy hiểm. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các cổ vật làm từ gỗ hoặc da thường được phun thuốc trừ sâu để ngăn sự xâm nhập của mối mọt.
Các tài liệu mà phóng viên Guardian tìm thấy chỉ ra rằng 2 chiếc mặt nạ Kogi được phun liên tục dichlorobenzene - một chất khử trùng bị cấm trên toàn Liên minh châu Âu từ năm 2008 vì nó gây khó thở và bị nghi gây bệnh ung thư.
Stefan Simon, Giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu Rathgen, trực thuộc các bảo tàng nhà nước ở Berlin, nói với Guardian vào đầu năm rằng các cổ vật bị nhiễm độc không thể khử độc hoàn toàn.
"Tôi chưa thấy có một quy trình khoa học nào có thể khử độc hoàn toàn để biến một cổ vật bị nhiễm độc thành vật vô hại", ông Simon nói.
Một băng đảng xã hội đen từng gây chấn động Trung Quốc vì hoạt động phạm pháp suốt 20 năm, chuyên đào mộ cổ kiếm lời phi pháp hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Nguồn: [Link nguồn]