Điều Mỹ lo sợ nhất khi Taliban trở lại kiểm soát Afghanistan

Mỹ tới Afghanistan với sứ mệnh chống khủng bố. Nhưng khi Taliban trở lại kiểm soát Afghanistan và Al-Qaeda trỗi dậy trở lại, có những lo ngại rằng mối đe dọa khủng bố toàn cầu sẽ còn lớn hơn so với cách đây 20 năm.

Với việc Taliban nắm quyền ở Afghanistan, các chuyên gia dự đoán Al-Qaeda quay trở lại Afghanistan là điều sớm muộn.

Với việc Taliban nắm quyền ở Afghanistan, các chuyên gia dự đoán Al-Qaeda quay trở lại Afghanistan là điều sớm muộn.

Trong ngày Taliban nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul ở Afghanistan, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, cảnh báo các mối đe dọa tiềm tàng với Mỹ, khi các tổ chức khủng bố trỗi dậy.

Afghanistan có thể một lần nữa trở thành nơi để khủng bố trú chân, tổ chức các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào người Mỹ và lợi ích của Mỹ. Đây là điều mà Mỹ cực kỳ lo ngại.

Theo các chuyên gia, khi Taliban kiểm soát Afghanistan, có 2 yếu tố làm tăng nguy cơ khủng bố toàn cầu, tạo ra mối đe dọa với Mỹ.

Thứ nhất, đây là cơ hội để tổ chức khủng bố Al-Qaeda đưa các chiến binh nước ngoài tới Afghanistan huấn luyện, theo giáo sư Greg Barton, chuyên gia về chống khủng bố ở Úc.

“Nhìn cách mà Taliban kiểm soát Afghanistan hiện nay, không có dấu hiệu cho thấy tổ chức này sẽ thay đổi, trong khi Taliban vẫn có liên kết chặt chẽ với Al-Qaeda, cùng chia sẻ cách lãnh đạo và hệ tư tưởng”, giáo sư Barton nói.

Thứ hai, thành công của Taliban sẽ là biểu tượng thúc đẩy các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan trên thế giới. “Sau 20 năm, Taliban đã thắng. Mỹ đã hứng chịu thất bại. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan có thể lấy Taliban làm ví dụ”, John Blaxland, giáo sư về an ninh quốc tế và tình báo, nói.

Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 15.8.

Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 15.8.

“Các tay súng Hồi giáo cực đoan có thể nghĩ rằng, một cường quốc như Mỹ, bỏ ra hàng ngàn tỉ USD, mất tới 20 năm nhưng cũng phải thất bại. Đó là điều có ảnh hưởng rất lớn”, giáo sư Barton chia sẻ quan điểm.

So với cách đây 20 năm, các nhóm thánh chiến trên thế giới đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng. “Chúng ta càng cố gắng đánh bại họ, họ lại càng trỗi dậy. Đây là vấn đề chưa có cách giải quyết tận gốc”, các chuyên gia nói trên ABC News.

Peter Neumann, giáo sư nghiên cứu an ninh tại Đại học King ở London, Anh, nói trên tờ New York Times: “Những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới đang được thúc đẩy rất lớn từ chiến thắng của Taliban”.

“Những người ủng hộ Al-Qaeda đang ăn mừng. Rất nhiều nhóm khủng bố sẽ nghĩ rằng, nếu Taliban làm được, chúng ta cũng làm được”, ông Neumann nói.

Nhưng trước mắt, các chuyên gia cho rằng, Taliban chưa vội công khai hỗ trợ các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda hay IS. “Taliban nắm quyền ở Afghanistan không phải nhờ Al-Qaeda, nhưng họ bị lật đổ trong quá khứ là vì Al-Qaeda”, giáo sư Neumann nói.

Taliban có thể giữ vai trò trung lập. “Không xua đuổi các tay súng Hồi giáo cực đoan. Nhưng cũng không đón chào”, các chuyên gia nhận định.

Nhưng việc Taliban hợp tác với Al-Qaeda là điều sớm muộn sẽ xảy ra. “Ngay cả khi đàm phán với Mỹ năm 2020, Taliban chưa bao giờ nói sẽ quay lưng với Al-Qaeda. Hai tổ chức này có mối liên hệ mật thiết”, Nathan Sales, cựu điều phối viên Bộ Ngoại giao về chống khủng bố, nói trên tờ New York Times.

Xuất hiện ”Tổng thống lâm thời” Afghanistan, kêu gọi chống Taliban

Phó tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh ngày 17.8 tuyên bố rằng, ông vẫn đang ở trong nước và tự nhận là "Tổng thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN