Điều kinh khủng khi thiên thạch khổng lồ đâm Trái đất tiêu diệt khủng long

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Số phận loài khủng long đã an bài cách đây hơn 60 triệu năm khi thiên thạch rộng 15km đâm vào Trái đất.

Điều kinh khủng khi thiên thạch khổng lồ đâm Trái đất tiêu diệt khủng long - 1

Khủng long tuyệt chủng khi thiên thạch đâm vào Trái đất cách đây hơn 60 triệu năm.

Theo Daily Star, vụ va chạm tạo ra sức công phá tương đương 100 nghìn tỷ tấn TNT. Hơn một tỉ lần so với bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống Hiroshima trong Thế chiến 2.

Thiên thạch tạo ra hố sâu 19km và rộng 150km. Lượng bụi dày đặc che khuất ánh sáng Mặt trời, làm nguội lạnh Trái đất và khiến thực vật chết dần.

Đa số sự sống trên Trái đất đã bị hủy diệt ở thời điểm đó. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Purdue, Mỹ, tập trung vào sức hủy diệt ở thời điểm vụ va chạm xảy ra.

“Đất đá trong phạm vi va chạm trực tiếp tan chảy như chất lỏng”, giáo sư Jay Melosh nói. “Giờ đây chúng ta đã hiểu điều gì khiến đất đá hóa lỏng trong thảm họa”.

Điều kinh khủng khi thiên thạch khổng lồ đâm Trái đất tiêu diệt khủng long - 2

Bộ xương của khủng long bạo chúa.

Các nhà nghiên cứu đã khoan sâu gần 2km xuống lòng đất, thu thập mẫu đất đá bị tan chảy một phần trong thảm họa tuyệt diệt khủng long.

“Phát hiện này giúp chúng ta hiểu tại sao những vụ va chạm có thể khiến đất đá hóa lỏng, gây ra sạt lở, động đất”, giáo sư Melosh nói.

“Các thị trấn hoàn toàn có thể bị quét sạch bởi lở đất. Mọi người nghĩ họ đã an toàn nhưng đất đá có thể chảy như nước khi có va chạm đủ lớn”.

Theo giáo sư Melosh, điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả của thiên thạch đâm vào Trái đất. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature.

Đây mới là nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng?

Khủng long từ lâu được cho là đã tuyệt chủng khi thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất cách đây khoảng 65 triệu năm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN