Điều kiện để Trung Quốc từ bỏ chính sách Zero Covid

Trung Quốc sẽ điều chỉnh các biện pháp quản lý dịch Covid-19 khi tình hình dịch trong nước và quốc tế tiến triển khả quan.

Ba điều kiện chính

Ông Liang Wannian, Trưởng ban cố vấn về phản ứng với dịch Covid-19 của Chính phủ Trung Quốc, cho biết nước này sẽ thay đổi chính sách phản ứng với dịch Covid-19 khi tình hình dịch đáp ứng những điều kiện như: có những công cụ tốt hơn để chống lại virus, các biến chủng mới ít nguy hiểm hơn và tình hình đại dịch tại các quốc gia khác bớt nghiêm trọng.

Trung Quốc sẽ đánh giá cùng lúc nhiều yếu tố khi xem xét điều chỉnh chiến lược phản ứng với dịch bệnh hoặc khả năng quay về trạng thái bình thường, ông Liang nói.

Giải thích rõ hơn, ông Liang cho biết, viễn cảnh khả quan nhất để Trung Quốc xem xét lại các biện pháp phòng dịch đó là virus dần trở nên yếu đi, với khả năng lây nhiễm và độc lực thấp, dẫn tới ít nguy cơ với sức khỏe và tính mạng hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khả năng thứ hai là vaccine được cải tiến để không những ngăn chặn các trường hợp bệnh nặng mà còn có thể ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trên toàn cầu, khi tình hình dịch bệnh ở các quốc gia khác tiến triển tốt sẽ giảm bớt áp lực lên Chính phủ Trung Quốc về việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Trong tháng 3, Trung Quốc ghi nhận 42.000 ca nhiễm Covid-19, với hầu hết tỉnh thành đều xuất hiện biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao.

"Tôi biết mọi người đều hy vọng đại dịch sẽ sớm chấm dứt nhưng bản thân virus và dịch bệnh không phụ thuộc vào mong muốn của chúng ta".

Ông Liang Wannian - Trưởng ban cố vấn về phản ứng với dịch Covid-19 của Chính phủ Trung Quốc

95% ca bệnh đều ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng làm dấy lên quan điểm liệu đã đến thời điểm Trung Quốc nên điều chỉnh chính sách phản ứng với dịch Covid-19, theo sau các biện pháp nới lỏng của các quốc gia khác.

Vì sao Trung Quốc phải kiên trì chiến lược "Zero Covid"?

Song, chuyên gia Liang khẳng định Trung Quốc cần tiếp tục cách tiếp cận “Zero Covid” bởi số ca nhiễm đang tăng nhanh ở các quốc gia láng giềng và các đợt bùng phát dịch trong nước đang xảy ra thường xuyên hơn với quy mô lớn hơn, đặt áp lực lên hệ thống y tế Trung Quốc cần nỗ lực ngăn chặn các ca nhiễm từ bên ngoài gây bùng phát dịch trên diện rộng ở trong nước.

Ông Liang cũng đưa ra quan điểm việc từ bỏ chính sách “Zero Covid” và sống chung với virus sẽ xóa bỏ những thành quả đạt được trong quá khứ, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn lực y tế được phân bổ không đều giữa các khu đô thị và nông thôn, giữa các khu vực khác nhau và trong tình hình biến chủng Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh và một bộ phận dân số dễ tổn thương chưa tiêm phòng vaccine đầy đủ hoặc tiêm thêm mũi tăng cường và biến chủng Omicron đang lây lan rất nhanh.

Chuyên gia Trung Quốc chỉ ra thực tế, hơn một nửa các ca nhiễm ghi nhận trong vài tuần gần đây là không triệu chứng một phần là nhờ các biện pháp can thiệp mạnh mẽ từ sớm của ngành y tế.

“Các ca nhiễm này có thể đã xuất hiện triệu chứng nhưng bởi vì chúng tôi đã can thiệp và điều trị kịp thời, chặn đứng quá trình tiến triển của bệnh nên họ không còn xuất hiện triệu chứng”, ông Liang nói.

Ông Liang cũng cho rằng dù biến chủng Omicron không gây ra các ca bệnh nặng như biến chủng Delta nhưng với quốc gia có dân số đông như Trung Quốc, biến chủng này vẫn có thể gây nhiều trường hợp bệnh nặng và tử vong, gây áp lực lên hệ thống y tế.

Trong bối cảnh lượng lớn bệnh nhân chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, Trung Quốc đã thay đổi hướng dẫn điều trị Covid-19, cho phép các ca bệnh nhẹ, không triệu chứng không cần nhập viện để tận dụng các nguồn lực y tế điều trị các ca bệnh nặng.

TQ đối phó Omicron: Không bắt buộc xét nghiệm diện rộng như trước

Trung Quốc hôm 22/3 đã sửa đổi hướng dẫn về xét nghiệm axit nucleic trong bối cảnh phải đối phó với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ đợt dịch Vũ Hán, do biến thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN