Điều khiến người Mỹ lo lắng khi ông Biden bước vào Nhà Trắng
Dù có được sự ủng hộ của gần như toàn bộ giới truyền thông Mỹ, nhưng chiến thắng của ông Biden được cho là vẫn khiêm tốn hơn nhiều so với dự đoán. Điều này có thể khiến đảng Dân chủ lo lắng khi ông Biden bước chân vào Nhà Trắng
Ông Trump “sảy chân” vì dịch Covid-19 nhưng vẫn nhận được số phiếu phổ thông kỷ lục là nhờ “chủ nghĩa Trump” (ảnh: AP)
Hơn 230.000 người Mỹ đã chết trong dịch Covid-19 với ít nhất 6 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ hiện tại là tàn khốc và có thể đã phá hủy sự nghiệp chính trị của bất cứ ai ngồi trong Nhà Trắng – ngoại trừ ông Trump.
Theo tính toán của đảng Dân chủ, ông Biden sẽ đánh bại Tổng thống Trump ở Florida – bang chịu nhiều thiệt hại do dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông Trump đã thắng vang dội ở đây.
Đảng Dân chủ nói rằng cử tri ở bang Florida “bị ông Trump che mắt” nhưng dường như thực tế không phải như vậy. Cùng với đó, việc đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện và đảng Dân chủ mất dần ghế ở Hạ Viện dự báo một nhiệm kỳ tổng thống đầy khó khăn với ông Biden.
Theo giới quan sát, nếu không có dịch Covid-19, ông Trump gần như nắm chắc phần thắng trước ông Biden. Điều đáng chú ý là Trump không chỉ giành được nhiều phiếu bầu hơn năm 2016, mà 93% đảng viên Cộng hòa đã chọn ông lần này, tăng đến ba điểm phần trăm.
Với việc ông Trump giành hơn 71 triệu phiếu phổ thông, thay vì “ngủ quên trên chiến thắng”, ông Biden và đảng Dân chủ nên nghiêm túc nhìn nhận tầm ảnh hưởng của “chủ nghĩa Trump”.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt là trong dịch Covid-19, nhiều người Mỹ đã tỏ ra ủng hộ quan điểm “nước Mỹ trên trên hết” của ông Trump. Đây không chỉ là tư tưởng về lĩnh vực đối ngoại mà còn là lối suy nghĩ bảo thủ, không muốn chia sẻ lợi ích, theo The Guardian.
Chiến thắng của ông Biden khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt là về vấn đề phát triển kinh tế trong dịch Covid-19. Vì vậy, dù không hài lòng về cách ông Trump xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19, nhiều người vẫn chọn bỏ phiếu cho ứng viên của đảng Cộng hòa.
Đảng Dân chủ đã coi sự ủng hộ của người Mỹ gốc Latinh và người Mỹ da đen là điều hiển nhiên, một sự chủ quan mà phe ông Trump đã khai thác triệt để, làm tăng sự ủng hộ từ cả hai nhóm (mặc dù số lượng không nhiều).
Nhưng gốc rễ của sự thất bại này có từ nhiều thập kỷ trước. Thiết chế Dân chủ từ lâu đã từ chối tiếp nhận ngay cả những nguyên lý cơ bản của dân chủ xã hội, như là đánh thuế những người khá giả để hỗ trợ cho các chương trình phúc lợi lớn của nhà nước và chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Hậu quả chính trị của thất bại này là ghê gớm. Trong những năm 1960, Tổng thống đảng Dân chủ Lyndon B Johnson đã khởi động một loạt các chương trình “xã hội tuyệt vời” để giải quyết nạn đói nghèo. Tuy nhiên, trong khi gánh nặng thuế của các gia đình Mỹ trung lưu tăng gần gấp đôi từ giữa những năm 1950 đến 1980, thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ liên tiếp được cắt giảm để kích thích thị trường lao động.
Nước Mỹ bị chia rẽ vì “chủ nghĩa Trump”, báo Anh nhận xét (ảnh: NY Times)
Kết quả ông Johnson nhận về sự phẫn nộ của người dân, cho rằng họ làm việc chăm chỉ không phải để phục vụ các ông chủ.
Sự giận dữ này trở thành vấn đề phân biệt chủng tộc khi cuộc đấu tranh của người Mỹ da đen - vốn vấp phải phản ứng gay gắt của người da trắng - buộc chính phủ liên bang phải đảm bảo các quyền công dân cơ bản.
Khi chính quyền Bill Clinton ủng hộ các thỏa thuận thương mại dẫn đến mất nhiều việc làm trong các ngành công nghiệp thuộc "vành đai rỉ sét" (chỉ một khu vực ở Mỹ đã trải qua sự suy giảm công nghiệp bắt đầu từ khoảng năm 1970 do các doanh nghiệp rời bỏ vì thuế cao và chi phí lao động công đoàn cao), một điểm yếu khác của chính sách thuộc phe Dân chủ lại lộ ra.
Chủ nghĩa Trump đã khai thác sự phân biệt chủng tộc, và bất bình đối với kinh tế, kết nối thành công cả hai "lực lượng" này với nhau.
Sau khi tổng thống Obama đắc cử năm 2008, ông đã giúp Mỹ vượt qua khủng hoảng tài chính. Nhưng trong khi ông Obama bận giúp các ngân hàng, công ty tài chính, lương của hàng chục triệu người Mỹ đã bị giảm. Nhiều người mất việc làm.
Đây là nguyên nhân khiến năm 2016, ông Trump có chiến thắng ngoạn mục trước ứng viên Hillary Clinton khi đưa ra những hứa hẹn về khôi phục kinh tế, đem tiền trở lại nước Mỹ.
Thực tế kinh tế Mỹ đã phần nào khởi sắc hơn trong 4 năm ông Trump nắm quyền với quan điểm “nước Mỹ trên hết” bị cho là thái quá.
Trong khi thu nhập trung bình của tầng lớp trung lưu Mỹ giảm liên tục từ năm 1970 đến năm 2018, số lượng tỷ phú Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên. Ở Mỹ, cứ 11 người ngồi tù thì lại có một người da đen. Nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc cả về kinh tế lẫn sắc tộc và đây là cơ hội cho “chủ nghĩa Trump” lên ngôi.
Ông Biden đã nói người dân Mỹ cần phải đoàn kết và Nước Mỹ không thể có thêm 4 năm nữa không hành động, theo tờ báo Anh.
Trong khi nguyên thủ nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chúc mừng, bày tỏ mong muốn hợp tác với chính quyền mới của...
Nguồn: [Link nguồn]