Điều ít biết về hầm ngầm trú ẩn ông Trump được đưa xuống trong khủng hoảng biểu tình ở Mỹ

Hầu hết chúng ta chỉ nghe tới hầm ngầm trú ẩn của tổng thống Mỹ nhưng chưa biết rõ về nó.

Người biểu tình quá khích tấn công lực lượng cảnh sát bảo vệ Nhà Trắng. Ảnh: EPA

Người biểu tình quá khích tấn công lực lượng cảnh sát bảo vệ Nhà Trắng. Ảnh: EPA

Cuối tuần trước, các cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đô Washington, DC, cũng như hàng chục thành phố lớn trên khắp nước Mỹ đã diễn ra sau khi người đàn ông da màu 46 tuổi George Floyd bị một cảnh sát da trắng dùng đầu gối đè vào cổ, dẫn tới tử vong ở thành phố Minneapolis hôm 25/5.

Hôm 29/5, đám đông hàng trăm người biểu tình tập trung bên ngoài Nhà Trắng và có các hành động quá khích như ném đá, đạp đổ hàng rào cảnh sát... Tình trạng mất an toàn buộc các mật vụ Mỹ phải nhanh chóng đưa Tổng thống Donald Trump xuống hầm ngầm trú ẩn.

Theo truyền thông Mỹ, ông Trump đã dành gần một tiếng trong hầm ngầm trú ẩn. CNN đưa tin, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và cậu út Barron có thể cũng đi cùng ông chủ Nhà Trắng.

Hầu hết chúng ta chỉ nghe tới hầm ngầm trú ẩn của tổng thống Mỹ nhưng chưa hiểu rõ về nó.

Hầm ngầm trú ẩn của tổng thống Mỹ có tên gọi là Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC) và nằm bên dưới Cánh Đông ở Nhà Trắng.

Được xây dựng vào đầu những năm 40 - thời điểm Mỹ đang tham gia Thế chiến II - bởi Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt, PEOC là nơi trú ẩn an toàn và trung tâm liên lạc cho tổng thống Mỹ cùng những nhân tố quan trọng khác trong tình huống khẩn cấp.

Sơ đồ bố trí của PEOC vào đầu những năm 40. Ảnh: Daily Mail

Sơ đồ bố trí của PEOC vào đầu những năm 40. Ảnh: Daily Mail

Người kế nhiệm của ông Roosevelt - Harry Truman - đã mở rộng PEOC trong cuộc cải tạo lớn ở Nhà Trắng, bao gồm việc phá hủy hoàn toàn và mở rộng các cấu trúc.

PEOC hiếm khi được sử dụng bởi các đời tổng thống Mỹ sau thời ông Truman cho tới sự kiện khủng bố 11/9/2001 chấn động thế giới. Thời điểm đó, quan chức cấp cao thuộc chính quyền Tổng thống George W. Bush đã phải sử dụng tới PEOC vì lo ngại một máy bay bị không tặc tấn công có thể lao thẳng xuống Nhà Trắng.

Tổng thống Bush hôm đó không ở thủ đô Washington, D.C. nhưng Phó Tổng thống Dick Cheney, Đệ nhất phu nhân Laura Bush và các trợ lý cấp cao khác nhanh chóng được đưa tới hầm trú ẩn.

Trong cuốn hồi ký "Spoken from the Heart" (tạm dịch: Lời của trái tim) năm 2010, bà Laura Bush nhớ lại trải nghiệm khi được đưa xuống hầm trú ẩn PEOC.

"Tôi bị đẩy vào trong, bước xuống cầu thang và đi qua cánh cửa thép lớn trước khi nó được đóng lại, tạo ra một tiếng kêu lớn. Tôi đang ở một trong những đường hầm ngầm chưa hoàn thiện bên dưới Nhà Trắng dẫn tới PEOC, được xây cho Tổng thống Franklin Roosevelt trong Thế chiến II.

Chúng tôi đi dọc theo sàn gạch cũ của đường hầm ngầm với các đường ống treo trên trần nhà và chi chít các thiết bị cơ khí. PEOC được thiết kế để trở thành một trung tâm chỉ huy trong trường hợp khẩn cấp với ti vi, điện thoại và các phương tiện liên lạc", cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ viết trong hồi ký.

Sau đó, bà Laura Bush cùng cả nhóm được đưa tới một phòng họp nhỏ có một chiếc bàn lớn.

Ảnh chụp Phó Tổng thống Dick Cheney, Đệ nhất phu nhân Laura Bush và vợ ông Cheney (từ trái sang phải) ở trong PEOC trong ngày 11/9/2001. Ảnh: Flickr

Ảnh chụp Phó Tổng thống Dick Cheney, Đệ nhất phu nhân Laura Bush và vợ ông Cheney (từ trái sang phải) ở trong PEOC trong ngày 11/9/2001. Ảnh: Flickr

Các bức ảnh, do nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng chụp lại thời điểm đó, cho thấy Phó Tổng thống Cheney, Đệ nhất phu nhân Laura Bush và các trợ lý cấp cao khác của chính phủ Mỹ như Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đang  trao đổi với nhau vào ngày 11/9/2001.

Đây được cho là căn phòng mà Tổng thống Trump cùng gia đình ông được đưa tới hôm 29/5/2020.

Sau vụ việc, các quan chức dưới thời Tổng thống Bush kết luận PEOC khi đó chưa đủ điều kiện để cho phép tổng thống và các trợ lý của ông hoạt động hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.

Vì vậy Nhà Trắng bắt đầu một dự án khác nhằm xây dựng một hầm trú ẩn lớn hơn, được cho là cao 5 tầng dưới North Lawn - khu vực sân cỏ phía bắc Nhà Trắng.

"Sau vụ tấn công, các cố vấn an ninh quốc gia nhận thấy rằng PEOC chưa thực sự hiệu quả", Ronald Kessler, người viết cuốn sách về Nhà Trắng năm 2018, chia sẻ với tờ Washington Post.

Kessler nói thêm: "Trước đó, có ý kiến cho rằng nếu một cuộc tấn công hạt nhân, vũ khí sinh học hay phóng xạ xảy ra ở Mỹ, Tổng thống Mỹ, thành viên cấp cao của chính phủ và nhân viên Nhà Trắng sẽ được sơ tán tới một khu vực xa xôi ở bang Tây Virginia hay Pennsylvania.

Nhưng sau vụ tấn công 11/9, họ nhận ra rằng không thể rời khỏi Washington, D.C. bằng ô tô vì mọi ngả đường đều tắc nghẽn. Kể cả dùng tới trực thăng cũng mất thời gian. Trong bối cảnh đất nước bị tấn công, điều này sẽ vô cùng nguy hiểm.

Vì thế, các cố vấn an ninh Mỹ đưa ra kế hoạch để tạo ra một cơ sở tách biệt hoàn toàn dưới lòng đất - một hầm ngầm trú ẩn dưới North Lawn".

Năm 2010, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Mỹ (GSA) thự hiện một dự án xây dựng lớn ngay bên ngoài khu vực Cánh Tây (West Wing) của Nhà Trắng.

Khi phóng viên hỏi về mục đích của việc xây dựng này, GSA giải thích là để thay thế cơ sở hạ tầng đã cũ tại Nhà Trắng.

Dự án xây dựng - chính thức là một sự nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật không phù hợp của Nhà Trắng - bắt đầu khởi công vào tháng 9/2010 với việc đào một hố lớn, nhiều tầng ở phía trước khu vực Cánh Tây, bao quanh đại lộ West Executive, con đường ngăn cách Nhà Trắng và tòa nhà văn phòng điều hành Eisenhower.

GSA đã cố gắng giữ bí mật việc xây dựng. Một hàng rào cao mọc lên, ngăn khu xây dựng khỏi tầm nhìn của người dân. Ngoài ra, GSA còn lưu lại thông tin về các xe tải di chuyển ra vào ở Nhà Trắng và chỉ đạo các nhà thầu phụ không được trao đổi thông tin với bất kỳ ai. 

Sơ đồ hầm trú ẩn 5 tầng dưới Nhà Trắng. Ảnh: The Sun

Sơ đồ hầm trú ẩn 5 tầng dưới Nhà Trắng. Ảnh: The Sun

Kessler cho biết: "Công trình mà GSA xây dựng chính là hầm trú ẩn 5 tầng với nguồn cung cấp không khí và thực phẩm riêng. Tuy nhiên, rất ít chi tiết được hé lộ về công trình này.

Nó được tách biệt hoàn toàn dưới lòng đất để nếu một vụ tấn công hạt nhân xảy ra, bức xạ cũng không thể xâm nhập vào hầm trú ẩn này, nơi có những bức tường bê tông cực dày".

Căn hầm trú ẩn này sẽ là một trung tâm chỉ huy và khu vực sinh sống của tổng thống Mỹ cùng các trợ lý cấp cao. Nó có đủ thực phẩm để duy trì trong nhiều tháng, trong khi nguồn cung cấp không khí là khép kín.

Theo Daily Mail, chi phí xây dựng của công trình này hết hơn 376 triệu USD thời điểm đó.

Ông Trump cùng một số trợ lý cấp cao đã thị sát PEOC ngay sau khi nhậm chức tại Nhà Trắng. Ảnh: Mega Agency

Ông Trump cùng một số trợ lý cấp cao đã thị sát PEOC ngay sau khi nhậm chức tại Nhà Trắng. Ảnh: Mega Agency

Ngay sau khi nhậm chức tại Nhà Trắng, ông Trump và một số trợ lý đã tới tham quan hầm trú ẩn này.

Nếu cần sơ tán gấp khỏi Nhà Trắng, ông Trump có thể lựa chọn ít nhất 2 đường hầm, một dẫn tới Ngân khố Mỹ và lối ra bí mật ở phố H, còn một dẫn tới South Lawn - khu vực sân cỏ phía nam Nhà Trắng, nơi ông Trump có thể nhanh chóng lên chiếc Marine One.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump tiết lộ lý do bất ngờ phải xuống hầm trú ẩn Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, lý do ông phải xuống hầm trú ẩn ở Nhà Trắng không giống như nhiều báo đưa tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Washington Post, Daily Mail ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN