Điều gì xảy ra với thế giới nếu phương Tây "cắt" hoàn toàn khí đốt Nga?
Một phản ứng thống nhất nhằm cấm hoàn toàn nhập khẩu khí đốt Nga của Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn đến tình trạng “trạng chết chúa cũng băng hà”.
Nguồn khí đốt do Nga khai thác không thể xuất khẩu có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu (ảnh: RT)
Hôm 2.4, Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên của EU tuyên bố cấm nhập khẩu khí đốt Nga. Trước đó, Nga yêu cầu một số nước “không thân thiện” thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Ngay sau Lithuania, Ba Lan cũng tuyên bố ngừng mua khí đốt Nga sau năm 2022.
Tuy nhiên, Slovakia và Cộng hòa Séc – 2 nước không giáp biển – chưa sẵn sàng để thực hiện biện pháp quyết liệt như vậy. Slovakia tuyên bố nước này không thể từ bỏ khí đốt Nga và sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp. Khoảng 85% nhu cầu khí đốt của Slovakia đến từ Nga.
“Chúng tôi không thể từ bỏ khí đốt Nga”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Slovakia Richard Sulik nói.
Điều này cho thấy EU hiện chưa thể đưa ra một phản ứng thống nhất về việc có thể cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga. Khối này tiêu thụ hơn 400 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, 45% trong số đó đến từ Nga. Năm 2021, Nga xuất khẩu hơn 200 tỷ m3 khí đốt, trong đó 75% xuất sang EU. Theo RT, điều này phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa EU – Nga và khiến cán cân năng lượng châu Âu cũng như thế giới ổn định.
Marcel Salikhov – Chủ tịch Viện Năng lượng và Tài chính Nga – cho rằng, lượng khí đốt EU tiêu thụ thay đổi theo mùa. Nếu cuối mùa hè hoặc đầu mùa đông, kho dự trữ khí đốt được lấp đầy thì người dân châu Âu có thể yên tâm làm việc và ngược lại.
“Trong mùa sưởi ấm - mùa thu và mùa đông - lượng tiêu thụ khí đốt tăng mạnh ở nước Nga và EU. Giả định rằng, nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt đứt, EU sẽ chỉ có thể yên ổn đến cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu”, ông Marcel Salikhov nhận định.
Igor Yushkov – chuyên gia tại Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga – cho rằng, nếu EU ngừng nhập khẩu khí đốt Nga, khối này có thể rơi vào khủng hoảng năng lượng và kéo theo khủng hoảng toàn cầu.
“Điều gì xảy ra nếu Nga không thể cấp khí đốt cho châu Âu. Nga sẽ không thể chuyển hướng lượng khí đốt khổng lồ này đến bất cứ đâu, cũng không thể định hướng lại các đường ống dẫn khí. Nếu lượng khí đốt lớn này ở lại Nga, số khí đốt còn lại trên thế giới sẽ trở nên đắt đỏ do nguồn cung khan hiếm. Hãy tưởng tượng 200 tỷ m3 khí đốt biến mất khỏi thị trường. Đó sẽ là cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Áp lực sẽ đè nặng lên các nước nghèo”, ông Yushkov nói.
“Không giống như các nguồn nhiên liệu khác, khí đốt không dư thừa trên thế giới”, chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Nga cần thị trường EU cũng như EU cần khí đốt Nga (ảnh: CNN)
Theo ông Yushkov, kể cả có nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ để bù đắp nguồn cung từ Nga, EU cũng không đủ nhiên liệu để sưởi ấm chứ chưa nói đến sản xuất điện.
“Tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở EU sẽ phải hoạt động hết công suất. Mục tiêu giảm phát thải khí gây ô nhiễm của thế giới sẽ bị lãng quên trong thời gian dài. Điện ở châu Âu có thể chỉ được cấp theo giờ. Cần phải tiết kiệm gas. Các căn hộ sẽ không được sưởi ấm đến 22°C, mà chỉ có thể là 10-15°C”, ông Yushkov nói.
Theo chuyên gia Nga, do năng lượng khan hiếm, hàng hóa từ châu Âu sẽ bị đội giá lên “đắt, rất đắt” và mất tính cạnh tranh so với châu Á hay châu Mỹ.
Tuy nhiên, EU bị thua thiệt không có nghĩa là Nga thắng, theo RT.
“EU rất phụ thuộc và khí đốt Nga, ngược lại, Nga cũng phụ thuộc vào thị trường EU. Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga đều hướng tới châu Âu và chúng không thể chuyển hướng”, Marcel Salikhov – Chủ tịch Viện Năng lượng và Tài chính Nga – nhận xét.
Theo ông Salikhov, các nước châu Á có thể thích nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, nhưng câu hỏi đặt ra là làm cách nào để nhận được. Đường ống dẫn khí đốt duy nhất đến phía đông của Nga (sang Trung Quốc) là “Sức mạnh Siberia” chưa biết khi nào mới có thể vận hành.
Ngồi tàu từ Ba Lan đến thủ đô Kiev của Ukraine, Thủ tướng Anh Boris Johnson bất ngờ được một cô gái xinh đẹp tặng con gà trống bằng gốm.
Nguồn: [Link nguồn]