Điều gì xảy ra nếu tiểu hành tinh Bennu đâm vào Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tiểu hành tinh 500 m có thể biến đổi khí hậu Trái Đất sau khi đâm vào hành tinh, tạo ra mùa đông trên toàn cầu và đe dọa sản lượng cây trồng.

Mô phỏng Bennu đâm vào Trái Đất năm 2182. Ảnh: dzika_mrowka

Mô phỏng Bennu đâm vào Trái Đất năm 2182. Ảnh: dzika_mrowka

Các nhà khoa học tiết lộ tình trạng của Trái Đất nếu bị một tiểu hành tinh lớn cỡ tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới đâm trúng. Nghiên cứu công bố hôm 5/2 trên tạp chí Science Advances dựa trên tiểu hành tinh Bennu mà NASA đánh giá là mối đe dọa lớn nhất đối với Trái Đất về mặt khoảng cách và lực tác động. Tiểu hành tinh này có đường kính 0,5 km và nặng ước tính 67 triệu tấn.

"Những ảnh hưởng tức thì của vụ va chạm với tiểu hành tinh lớn như Bennu có thể gây thiệt hại mạnh quanh khu vực va chạm", Axel Timmermann, giám đốc ở Viện trung tâm khoa học vật lý khí hậu ở Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, cho biết. "Nhưng lượng lớn vật chất bắn ra từ vụ va chạm sẽ để lại hậu quả lâu dài hơn với khí hậu Trái Đất và có thể ảnh hưởng tới xã hội loài người trên toàn cầu".

Bennu nhỏ hơn nhiều so với thiên thạch rộng 10 km tạo ra miệng hố Chixulub và xóa sổ khủng long cách đây khoảng 66 triệu năm. Tuy nhiên, ngay cả tiểu hành tinh lớn ngang Bennu cũng có thể giảm đáng kể sản lượng lương thực toàn cầu và gây biến đổi khí hậu trên thế giới. Gần nơi va chạm, hậu quả tức thời rất rõ rệt. Vụ va chạm sẽ tạo ra sóng xung kích mạnh, bức xạ nhiệt, động đất, sóng thần, miệng hố và đất đá bắn ra. Nhóm nghiên cứu của Timmerman tập trung chủ yếu vào ảnh hưởng khí hậu và sinh thái của vài trăm triệu tấn bụi bắn vào tầng thượng quyển từ vụ va chạm ban đầu.

Sử dụng mô hình siêu máy tính, các nhà nghiên cứu chỉ ra đám mây bụi lớn như vậy có thể khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 4 độ C và lượng mưa giảm khoảng 15%. Bụi mù có thể dẫn tới mùa đông toàn cầu với ánh sáng Mặt Trời yếu đi, nhiệt độ lạnh và lượng mưa sụt giảm. Điều này sẽ làm chậm sự phát triển của cây trồng trên đất liền và quang hợp ở đại dương.

Tổng cộng, mô hình dự đoán quang hợp của cây cối trên toàn cầu giảm tới 30%, đe dọa an ninh lương thực. Thay đổi trong mô hình thời tiết có thể kéo dài hơn 4 năm sau vụ va chạm ban đầu. Cột bụi cũng có thể làm thủng tầng ozone. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức sinh vật đều bị ảnh hưởng. Nếu vụ va chạm tạo ra bụi giàu sắt, một số loại tảo ở đại dương có thể nở rộ. Chúng có thể cung cấp lựa chọn thay thế thức ăn sản xuất trên đất liền.

Dù cần cân nhắc rủi ro, khả năng Bennu đâm vào Trái Đất năm 2182 chỉ ở mức 1/2.700. Các nhà khoa học NASA vẫn đang tìm hiểu mọi thứ về thiên thạch được cho là vỡ ra từ tiểu hành tinh lớn hơn cách đây 700 triệu - 2 tỷ năm. Năm 2016, NASA từng đưa tàu vũ trụ OSIRIS-REx tới tiểu hành tinh này để thu thập mẫu vật ở bề mặt và đưa về Trái Đất năm 2023.

Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khang (Live Science) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN