Điều gì khiến nhân vật quyền lực nhất Myanmar quyết chiếm quyền kiểm soát đất nước?

Sau cuộc bầu cử tháng 11.2020, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing không còn khả năng trở thành Tổng thống và sẽ phải nghỉ hưu vào năm nay khi bước sang tuổi 65.

Tướng Min Aung Hlaing hành động trước khi nhiệm cuối cùng vơi tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Myanmar kết thúc.

Tướng Min Aung Hlaing hành động trước khi nhiệm cuối cùng vơi tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Myanmar kết thúc.

Ngày 1.2, Thống tướng Min Aung Hlaing là người đứng sau cuộc chính biến lật đổ chính quyền dân chủ của bà Aung San Suu Kyi.

Quân đội ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt giữ các nhà lãnh đạo Myanmar. Tướng Min Aung Hlaing sẽ nắm toàn quyền ở Myanmar trong vòng ít nhất một năm, cho đến khi có cuộc bầu cử mới diễn ra.

Một nhà ngoại giao ở Yangon nói tướng Aung Hlaing phát động chính biến vì lợi ích cá nhân.

“Ông ấy không còn vai trò lãnh đạo trong chính phủ thông qua Hiến pháp”, nhà ngoại giao giấu tên nói.

Cuộc chính biến khiến cục diện chính trị ở Myanmar đảo ngược. Bà Suu Kyi bị tước vai trò trong chính phủ, còn các quan chức có liên hệ với quân đội Myanmar thì được bổ nhiệm.

Tướng Aung Hlaing cho đến nay vẫn chưa chính thức lên tiếng. Với dáng người thấp bé và đeo kính tròn, ông trông giống như một thư ký văn phòng hơn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar.

Ông Aung Hlaing có dấu hiệu muốn chuyển sang làm chính trị, như thu hút người ủng hộ qua mạng xã hội, quyên góp nhiều tiền của cho các ngôi chùa Phật giáo.

Nếu cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái suôn sẻ, ông Aung Hlaing sẽ trở thành ứng viên Tổng thống tiềm năng. Nhưng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập thân quân đội. Kết quả là ông Aung Hlaing sẽ phải về hưu sau khi hết nhiệm kỳ 2 vào năm nay.

Chuyên gia Phil Robertson ở Bangkok, Thái Lan, nói quân đội hành động để “xóa bỏ kết quả bầu cử”. “Giống như dùng búa tạ giết ruồi vậy. Họ đã hành động quyết liệt khi mọi chuyện diễn ra không như theo tính toán”, Robertson nói.

Sinh năm 1956 ở miền nam Myanmar, tướng Aung Hlaing tránh xa các phong trào chính trị ở thời điểm theo học trường luật vào năm những năm 1970.

“Ông ấy là kiểu người ít nói và không khoa trương”, một bạn học từng nói. Khi các sinh viên đi biểu tình, tướng Aung Hlaing lại xin gia nhập Học viện Quốc phòng (DSA) và thành công trong lần xin nhập học thứ ba.

“Ông ấy là sĩ quan bình thường được thăng chức theo đúng quy trình”, một bạn học ở DSA nói. Sự nghiệp của tướng Aung Hlaing phất lên nhờ chỉ huy chiến dịch trấn áp phiến quân ở vùng biên giới phía đông vào năm 2008.

Một năm sau, ông chỉ huy quân đội quét sạch phiến quân ở biên giới Trung Quốc, vi phạm lệnh ngừng bắn 20 năm và đẩy 37.000 người sang Trung Quốc tị nạn.

Đó là thành công đưa tướng Aung Hlaing trở thành Tổng tư lệnh vào năm 2011, khi các tướng lĩnh Myanmar có chủ trương trao quyền lực cho chính quyền dân sự.

Dưới thời tướng Aung Hlaing, quân đội tiếp tục là lực lượng có ảnh hưởng trong chính quyền. “Quân đội phải là lực lượng lãnh đạo trong nền chính trị quốc gia”, ông từng nói vào năm 2016.

Với 1/4 ghế trong Quốc hội thuộc về quân đội, tướng Aung Hlaing ngăn chặn chính quyền dân sự đề xuất sửa đổi Hiến pháp. Vơi tư cách là Tổng tư lệnh, tướng Aung Hlaing “có quyền tiếp quản bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia”, trong trường hợp khẩn cấp.

Năm 2017, tướng Aung Hlaing chỉ đạo đàn áp người thiểu số Rohinya, khiến khoảng 730.000 người sang Bangladesh tị nạn. Cuộc đàn áp khiến tướng Aung Hlaing bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích mạnh mẽ.

Năm 2019, tướng Aung Hlaing và 3 tướng khác của Myanmar bị Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận, đối mặt nguy cơ phải hầu tòa tại tòa án hình sự quốc tế.

Quân đội Myanmar giành quyền kiểm soát đất nước có thực sự là đảo chính?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng yêu cầu quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực ngay lập tức, nhưng ông Biden tránh nhắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN