Điều gì khiến Nga, Trung Quốc bất ngờ trục xuất một nửa số lao động Triều Tiên?

Theo một số báo cáo được gửi lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga đã yêu cầu gần 2/3 trong tổng số 30.000 người lao động Triều Tiên về nước, trong khi Trung Quốc cũng cho hơn một nửa người Triều Tiên hồi hương.

Các báo cáo này được gửi lên ủy ban giám sát cấm vận Triều Tiên của Hội đồng Bảo an, trong bối cảnh Liên Hợp Quốc đã từng có nghị quyết vào năm 2017 có nội dung yêu cầu tất cả những người lao động Triều Tiên ở nước ngoài phải về nước trước hạn chót là cuối năm nay, để ngăn họ thu về những khoản lợi nhuận bằng tiền nước ngoài cho chính phủ Bình Nhưỡng.

Điều gì khiến Nga, Trung Quốc bất ngờ trục xuất một nửa số lao động Triều Tiên? - 1

Nga và Trung Quốc cho biết họ đã yêu cầu hơn một nửa số người lao động Triều Tiên về nước trong năm 2018.

Mỹ cho biết họ tin rẳng mỗi năm Bình Nhưỡng đã kiếm được hơn 500 triệu USD từ khoảng gần 100.000 nhân công đang làm việc ở nước ngoài, trong số này có khoảng 80.000 người ở Trung Quốc và 30.000 người ở Nga.

Từ năm 2006 tới nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã siết chặt các hình thức cấm vận đối với Triều Tiên để chặn đứng các nguồn tài chính có thể được dùng để phục vụ cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Nhưng trong hơn một năm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim đã gặp nhau hai lần để tìm cách thực thi tiến trình phi hạt nhân hóa trong khu vực.

Nghị quyết năm 2017 của Liên Hợp Quốc yêu cầu rằng tất cả các nước phải báo cáo cho ủy ban giám sát cấm vận về những người lao động Triều Tiên mà họ đã cho hồi hương trong năm 2018 cũng như nguyên nhân cho quyết định này.

Theo báo cáo của Nga, trong năm 2018 số người mang quốc tịch Triều Tiên “có giấy phép lao động hợp pháp ở Liên bang Nga đã giảm từ 30.023 xuống còn 11.490 người”. Đồng minh lớn nhất của Triều Tiên là Trung Quốc nói rằng họ đã cho hồi hương “hơn một nửa số công dân Triều Tiên đang làm việc” tại quốc gia này.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ nghiêm chỉnh những ràng buộc quốc tế, thực hiện quá trình hồi hương một cách có trật tự và sẽ hoàn thành kịp thời gian”, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết, đồng thời nói rằng Bắc Kinh không muốn công bố nội dung của báo cáo.

Vào năm 2015, thanh tra viên nhân quyền Liên Hợp Quốc Marzuki Darusman cho biết phần lớn người lao động Triều Tiên ở nước ngoài làm việc trong ngành khai thác mỏ, khai thác gỗ, may mặc và xây dựng. Báo cáo do Nga và Trung Quốc đệ trình không nói rõ những ngành nghề nào hiện đang sử dụng người Triều Tiên.

Mặc dù đã có nhiều báo cáo cho rằng người Triều Tiên đang làm việc trong điều kiện ngặt nghèo, song chính phủ Triều Tiên nói rằng người lao động của họ đang làm việc một cách hợp pháp và không bị ngược đãi hay ép thôi việc.

Chủ mưu thực sự đằng sau vụ đại sứ quán Triều Tiên bị tấn công?

Các nguồn tin của Washington Post cho biết nhóm này không hành động phối hợp với bất kỳ chính phủ nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn - Lược dịch ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN