Điều gì khiến lễ hội âm nhạc Mỹ biến thành ác mộng kinh hoàng?
Vụ việc đám đông giẫm đạp dẫn đến chết người tại một lễ hội âm nhạc ở thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), là thảm kịch mới nhất trong một loạt các vụ giẫm đạp dẫn đến chết người ở các sự kiện tập trung đông người.
Người dân Mỹ đặt hoa chia buồn bên ngoài nơi diễn ra lễ hội âm nhạc Astroworld.
Các thảm kịch tương như vụ giẫm đạp vào tối ngày 5.11 tại lễ hội âm nhạc Astroworld đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ, theo AP.
Năm 1979, 11 người chết khi chen nhau vào cửa tại một buổi hòa nhạc ở Cincinnati, bang Ohio.Thảm kịch Hillsboroug tại sân vận động ở Anh năm 1989 khiến gần 100 người chết. Năm 2015, hai đám đông lao vào nhau tại lễ hành hương ở Ả Rập Xê Út đã khiến hơn 2.400 người thiệt mạng.
Các nạn nhân tử vong như thế nào?
Các nạn nhân tử vong trong các vụ giẫm đạp bị chèn ép đến mức không thể hít thở oxy. Nhưng không nhất thiết là do bị giẫm đạp.
Trong đám đông, một người thường bị chèn ép từ hai hướng, từ phía sau đẩy lên và phía trước từ những người cố tìm đường thoát. Nếu có người bị ngã, áp lực còn từ trên xuống, tác động mạnh vào lá phổi.
Một cuộc điều tra ở Anh về thảm kịch Hillsborough cho biết, một dạng ngạt thở là nguyên nhân cơ bản khiến các nạn nhân tử vong.
Trong vụ việc mới nhất, Larry Satterwhite, cảnh sát trực trước sân khấu, mô tả làn sóng người dồn về khán đài. Ông và các cộng sự nhìn thấy vài người gục xuống đất trước khi mọi chuyện vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Xe cứu thương di chuyển qua đám đông tại lễ hội âm nhạc Astroworld.
"Dường như họ bị ngừng tim hoặc một dạng bất tỉnh nào đó. Một vài người đang được hô hấp nhân tạo. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài phút", Satterwhite nói.
Theo một số nhân chứng, người hâm mộ phía gần sân khấu bị dồn ép trong kinh hoàng. Ở một số điểm quanh sân khấu, khán giả chen lấn đến mức họ không thể chui ra ngoài, dẫn đến khó thở. Một phụ nữ tham gia sự kiện nói rằng cô chưa từng tham dự lễ hội âm nhạc nào có đám đông hung hăng đến vậy "Chúng tôi phải bám chặt mới không lạc nhau", một khán giả nam kể lại.
Các nhà điều tra xác nhận có 8 người chết trong vụ giẫm đạp tại lễ hội âm nhạc Astroworld. 300 trường hợp khác được đưa vào khu cấp cứu dã chiến, bao gồm 17 người bị thương nặng phải nhập viện.
Điều gì dẫn tới các vụ giẫm đạp?
“Nghiên cứu của tôi cho thấy các thảm kịch giẫm đạp đều khá tương tự nhau”, G. Keith Still, giáo sư thỉnh giảng về khoa học đám đông tại Đại học Suffolk ở Anh, nói.
Đầu tiên là vấn đề tổ chức sự kiện. Các nhà tổ chức phải đảm bảo rằng nơi đám đông tụ tập không vượt quá quy định về an toàn, bao gồm có đủ không gian để mỗi người có thể di chuyển.
Thảm kịch khiến ít nhất 8 người chết và hơn 300 người bị thương.
Một số địa điểm sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi họ biết có các đám đông cuồng nhiệt tham gia sự kiện, cần chia đám đông thành các nhóm nhỏ hơn, cung cấp lối đi cho các nhân viên an ninh hoặc các lối thoát hiểm khẩn cấp.
Mật độ đám đông là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến các vụ giẫm đạp chết người, nhưng cần một chất xúc để mọi người đổ xô về một hướng.
Một cơn mưa bất chợt có thể khiến mọi người cố gắng chạy tìm chỗ trú đột ngột, khiến 93 cổ động viên bóng đá thiệt mạng khi chạy tới một lối ra bị khóa chặt vào năm 1988.
Ở Mỹ, chỉ cần một người hô: “Hắn có súng”, là đủ để đám đông trở nên hoảng loạn.
Các vụ giẫm đạp cũng không nhất thiết xảy ra khi mọi người tìm cách chạy đi tìm đường thoát, đôi khi là do đám đông cố gắng dồn lên phía sàn diễn.
Các nhà tổ chức sự kiện không kiểm soát được đám đông là lý do khiến các vụ giẫm đạp chết người xảy ra.
Steve Allen đến từ Crowd Safety, một công ty tư vấn có trụ sở tại Anh, chuyên tham gia vào các sự kiện lớn trên khắp thế giới, cho biết việc theo dõi đám đông luôn là điều quan trọng, nhưng càng phải chú ý hơn sau một thời gian dài các quốc gia ban hành quy định hạn chế vì dịch Covid-19.
“Rủi ro luôn xảy ra trong các đám đông, do đó các nhà tổ chức phải có phương án đề phòng và theo dõi sát sao”, Allen nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Cảnh sát Mỹ cung cấp thông tin quan trọng trong thảm kịch giẫm đạp ở lễ hội âm nhạc Mỹ khiến 8 người chết và hàng...