Điều gì giúp Ceasar trở thành nhà độc tài quyền lực nhất La Mã?
Các nhà sử học mới đây đã đưa ra nhận định về động cơ thâu tóm toàn bộ quyền lực của nhà độc tài Gaius Julius Caesar thời La Mã.
Caesar xuất thân là một tướng lĩnh kiệt xuất, ngang tài Thành Cát Tư Hãn hay Alexander Đại đế.
Theo Express, Gaius Julius Caesar là nhà độc tài, chính trị gia, tướng quân sự đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thoái trào của nền Cộng hòa La Mã và chuyển thành đế chế La Mã.
Trong sự nghiệp nhà binh, Caesar được xếp ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon. Caesar được gọi là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới.
Năm 60 trước Công nguyên, Caesar cùng Marcus Licinius Crassus và Gnaeus Pompey Magnus tạo thành một liên minh chính trị thống trị chính trường La Mã trong nhiều năm.
Caesar trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất Cộng hòa La Mã thông qua một số thành tựu, đáng chú ý là những chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Gallic, năm 51 trước Công nguyên.
Năm 50 TCN, Viện Nguyên lão, đứng đầu là Pompey, người từng là đồng minh của ông, ra lệnh cho Caesar giải tán quân đội và trở về La Mã. Viện Nguyên lão còn cấm Caesar ra ứng cử. Trước tình hình này, Caesar nghĩ mình sẽ bị cách ly khỏi đời sống chính trị nếu quay trở lại La Mã. Pompey còn buộc tội Caesar là "không phục tùng" và "âm mưu tạo phản".
Ngày 10.1. 49 TCN, Caesar vượt qua sông Rubicone (gần biên giới Italia) với duy nhất một binh đoàn lính Lê dương La Mã (Legio XIII) và phát động nội chiến.Phe Quý tộc nghe tin Caesar khởi binh thì hoang sợ bỏ chạy. Caesar truy kích Pompey đến cùng, hi vọng khôi phục quan hệ đồng minh, nhưng Pompey tiếp tục bỏ chạy.
Caesar là người đóng vai trò quan trọng khi nền Cộng hòa La Mã dần sụp đổ, thay thế bằng Đế chế La Mã.
Cuối cùng, Caesar tiêu diệt quân chủ lực của Pompey ở Hispania. Sau đó, Caesar đông tiến, tấn công Pompey ở Hy Lạp. Caesar đã khôn khéo giành phần thắng dù lực lượng của Pompey mạnh hơn nhiều về số lượng (gấp 3 lần bộ binh và nhiều hơn đáng kể bộ binh).
Trở về La Mã sau chiến thắng vang dội, Caesar trở thành người nắm quyền lực và tầm ảnh hưởng tuyệt đối ở La Mã.
Sau khi nắm quyền kiểm soát chính phủ, Caesar còn tiếp tục thâu tóm quyền lực, cuối cùng trở thành “nhà độc tài trọn đời”.
Trong bộ phim tài liệu của Amazon, các nhà sử học tiết lộ tham vọng quyền lực của Caesar khởi nguồn từ thuở nhỏ. “Ở tuổi 15, Caesar đã dấn thân vào vũ đài chính trị, mặc toga – trang phục đặc biệt của một công dân La Mã. Ông đã theo chân cha đi khắp nơi ở Rome”.
“Dưới chế độ Cộng hòa, Rome đã thâu tóm Địa Trung Hải, của cải không đếm xuể, đời sống người dân được nâng cao. Nhưng những bất ổn chính trị thì chưa bao giờ chấm dứt”, bộ phim tài liệu cho biết.
Cha của Caesar là một nghị sĩ, làm việc trong chính quyền Rome. Cuộc đời Caesar thay đổi khi người cha qua đời.
Keith Hopkins, cựu giáo sư Đại học Cambrigde, Anh, tiết lộ về nền chính trị Rome. “Rome là một hệ thống của những quý tộc, trong đó giới quý tộc cạnh tranh với nhau để bầu vào các chức vụ chính trị. Nhưng người bỏ phiếu lại là người dân”.
Bức tranh tái hiện khoảnh khắc Caesar bị ám sát.
“Các quý tộc không ngừng cạnh tranh quyền lực, kéo cả quân đội vào cuộc để giải quyết mâu thuẫn”, Hopkins nói. “Kết quả là đã xảy ra vô số những cuộc nội chiến giữa các phe phái chính trị”.
Giáo sư Averil Cameron đến từ Đại học Oxford, giải thích về sự khao khát chiến thắng, khao khát quyền lực của Caesar. “Caesar sinh ra trong gia đình ở đẳng cấp cao, nhưng họ đang dần mất quyền lực. Đó có lẽ là động lực để Caesar nỗ lực khôi phục hình ảnh của gia đình”.
“Cha của Caesar sớm qua đời, khiến ông phải một mình gây dựng sự nghiệp. Ông đã rất cố gắng trong sự nghiệp chính trị của mình và tôi chắc rằng có một sự thúc đẩy lớn cho tham vọng của ông ấy”, Cameron nói.
Giáo sư Andrew Wallace-Hadrill đến từ Đại học Cambridge, nói: “Caesar lớn lên trong gia đình cần có quyền lực để sống sót qua những cuộc nội chiến trong vũ đài chính trị. Caesar có sức ép, có nỗ lực, có sự khao khát để vươn tới thành công”.
Năm 44 trước Công nguyên, Caesar bị ám sát bởi những đối thủ chính trị, dẫn đầu là Gaius Cassius Longinus, Marcus Junius Brutus và Decimus Junius Brutus. Ông bị đâm tổng cộng 23 nhát. Dũng cảm đến giây phút cuối cùng, Caesar nói: “Thà chết một lần còn hơn sống liên tục trong nỗi sợ cái chết”.
Cái chết của Caesar mở ra cuộc nội chiến mới, khiến nền Cộng hòa La Mã sụp đổ. Cháu của Caesar, Octavian, người được chỉ định thừa kế di sản, nắm trọn quyền lực sau khi quét sạch các đối thủ. Octavian cũng thâu tóm quyền lực, khởi đầu cho kỷ nguyên của Đế chế La Mã.
Xây dựng được sự nghiệp vĩ đại, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới, nhưng...