Điều gây sốc đằng sau đường bay kỳ lạ của máy bay MH370?
Phi công điều khiển máy bay MH370 mất tích bí ẩn cách đây 7 năm được cho là đã “tính toán kỹ lưỡng” đường bay để tránh để lại dấu vết về nơi chiếc máy bay nằm lại dưới đáy biển ở Ấn Độ Dương, một nghiên cứu mới cho biết.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah được cho là bị trầm cảm.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, người được cho là bị trầm cảm, có thể đã cố tình thay đổi hướng và liên tục thay đổi tốc độ của máy bay để tránh “để lộ vị trí mà phi công này muốn đưa máy bay tới”, kỹ sư hàng không vũ trụ Richard Godfrey nói, theo Daily Mail.
Godfrey là thành viên của Nhóm Độc lập, gồm các nhà khoa học và kỹ sư uy tín, tham gia cuộc tìm kiếm MH370 trong nhiều năm qua.
Chiếc máy bay Boeing 777 chở 239 người biến mất khỏi màn hình radar khi đang từ Kuala Lumpur, Malaysia, tới Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 8.3.2014.
Chiếc máy bay đột ngột quay đầu so với đường bay ban đầu. Radar quân sự phát hiện máy bay ở eo biển Malacca trước khi mất tín hiệu hoàn toàn.
“Trong trường hợp bị phát hiện, phi công cũng tránh để lộ ý đồ về nơi đang muốn hướng đến bằng cách liên tục thay đổi hướng bay và tốc độ bay”, ông Godfrey nói.
Ông Godfrey nói đường bay của chiếc MH370 có thể được phác họa bằng cách sử dụng dữ liệu từ hệ thống truyền tín hiệu yếu (WSPR).
WSPR là một mạng lưới tín hiệu vô tuyến vô hình trải rộng trên toàn cầu. Khi đi mạng lưới này, máy bay tạo ra sự giao thoa và thể hiện rõ trên bản đồ.
Đường bay của MH370 dựa trên tín hiệu phân tích từ WSPR.
"WSPR giống như một loạt các tia ba chiều hoặc chùm tia laze, nhưng chúng hoạt động theo mọi hướng từ đường chân trời đến phía bên kia của địa cầu”, ông Godfrey nói.
Các dữ liệu từ WSPR cho thấy máy bay hướng xuống Ấn Độ Dương, giống như các nghiên cứu trước đây về đường bay của chiếc MH370.
“Phi công dường như nắm rõ hoạt động của radar ở Sabang và Lhokseumawe. Trong đêm cuối tuần bình yên đó, hệ thống radar theo dõi hàng không đã không hoạt động”, ông Godfrey nói.
“Đường bay hướng xuống Ấn Độ Dương dường như đã được tính toán kỹ lưỡng, tránh các tuyến bay thương mại. Phi công không mấy bận tâm về nhiên liệu, miễn là không để lộ dấu vết”, ông Godfrey nhận định. “Sự thay đổi trong suốt quãng đường bay cho thấy có người thực sự cầm lái”.
Ông Godfrey cho rằng phi công muốn kế hoạch phức tạp này diễn ra trôi chảy cho đến những giây cuối cùng.
Máy bay MH370 mất tích là bí ẩn lớn nhất ngành hàng không thế giới cho đến nay. Chiến dịch tìm kiếm tiêu tốn 120 triệu USD, bao phủ khu vực rộng 120.000km2 kết thúc mà không đem lại kết quả.
Một số mảnh vỡ máy bay được cho là trôi dạt vào Madagascar, Tanzania và Nam Phi.
Nguồn: [Link nguồn]
7 năm đã trôi qua kể từ khi máy bay Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 mất tích. Người thân của các nạn nhân ngày ngày chịu...