Điều đau lòng đang xảy ra trong bệnh viện ở tâm dịch Covid-19 New York

Thành phố New York ở Mỹ đang trải qua những ngày đầy tang thương, các bệnh viện quá tải người nhiễm Covid-19 trong khi nơi chứa thi thể cũng chật kín.

Theo Washington Post, nhiều động thái chưa từng có tiền lệ đang xuất hiện ở các bệnh viện của New York, từ việc cải tạo xe đông lạnh thành nơi lưu giữ thi thể tạm thời cho đến việc các bệnh viện yêu cầu bác sĩ ngừng nỗ lực cứu chữa người hấp hối vì Covid-19.

Để đối phó với tình trạng quá tải, các bệnh viện ở New York đã phải hủy toàn bộ các ca chữa bệnh không khẩn cấp, giải phóng các phòng cách ly để điều trị người nhiễm Covid và các nhân viên y tế không gặp vấn đề sức khỏe cần quay lại làm việc ngay, không phải chờ cách ly 14 ngày.

Trong những ngày qua, số ca tử vong ở thành phố New York đã vượt quá 1.000 và 10.900 người khác đang phải điều trị tại bệnh viện. Được cảnh báo giai đoạn khó khăn nhất còn ở phía trước, các bệnh viện tại New York đã phải áp dụng nhiều biện pháp chưa từng có.

Các máy thở được cải tạo để có thể dùng cho 2 bệnh nhân đồng thời; nguy cơ thiếu khẩu trang, dụng cụ y tế khiến các nhân viên y tế phải tự may lấy cho mình, theo Washington Post.

Các bác sĩ ở New York được yêu cầu ngừng cố gắng cứu chữa người nhiễm Covid-19.

Các bác sĩ ở New York được yêu cầu ngừng cố gắng cứu chữa người nhiễm Covid-19.

Judy Sheridan-Gonzalez, một nữ y tá làm ở khoa cấp cứu tại trung tâm y tế Montefiore, và là người đứng đầu Hiệp hội Y tá New York, mô tả cảnh tượng ở bệnh viện như “thời hậu tận thế - giống các bộ phim bom tấn”.

“Ai cũng có nguy cơ phơi nhiễm”, Diana Torres, 33 tuổi, bác sĩ ở quận Manhattan, nói. “Số ca tử vong tính theo phút”.

Thống đốc New York Andrew Cuomo đề cập đến kế hoạch đưa bệnh viện công và bệnh viện tư vào cùng một mạng lưới, phân chia người bệnh và cả nhân viên y tế để đối phó với tình trạng quá tải.

Nhưng cho đến khi tình hình trở nên ổn định, nhiều bệnh viện ở New York đã áp đặt quy định "đau lòng", như yêu cầu bác sĩ ngừng cứu chữa cho người hấp hối vì Covid-19.

Các nỗ lực cứu chứa người nhiễm Covid-19 thậm chí còn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm virus đối với các bác sĩ, do phải thực hiện các thủ thuật can thiệp sâu vào cơ thể người bệnh.

Nhiều bệnh nhân sau khi tạm thời được cứu sống, cho dùng máy thở, vẫn tử vong sau 24-48 giờ, dù các nhân viên y tế đã làm hết sức.

Bệnh viện tạm thời đặt trong trung tâm tổ chức sự kiện Jacob Javits ở thành phố New York, Mỹ.

Bệnh viện tạm thời đặt trong trung tâm tổ chức sự kiện Jacob Javits ở thành phố New York, Mỹ.

Alice Thornton Bell, giám đốc một công ty tư vấn về y khoa, ước tính chỉ có 17% số người được hồi sức có thể sống sót. “Khả năng để cứu sống người nhiễm Covid-19 có chuyển biến xấu là rất thấp”.

Ở Mỹ, các bệnh nhân cao tuổi, người mắc bệnh nan y được quyền ký giấy yêu cầu bác sĩ không cố gắng cứu sống mình khi rơi vào tình trạng nguy kịch.

Không có các hướng dẫn này, mặc định các bác sĩ cần phải cứu sống người bệnh bằng mọi cách. Nhưng thực tế đối với người nhiễm Covid-19 không đơn giản như vậy.

Tình trạng quá tải khiến các bác sĩ phải đưa ra quyết định giữa sự sống và cái chết. “Khi điều trị cho bệnh nhân, tôi luôn cố gắng làm những điều tốt nhất để cứu họ”, Torres nói. “Thật khó khăn khi cấp trên yêu cầu phải ngừng lại. Đó là lựa chọn không dễ dàng”.

Nhiều bác sĩ ở New York mô tả cảnh bệnh viện giống như thời chiến.

Nhiều bác sĩ ở New York mô tả cảnh bệnh viện giống như thời chiến.

Một bác sĩ tại bệnh viện lớn ở New York, mô tả việc mình đang cố gắng cứu sống một bệnh nhân nhiễm Covid-19, khi người này không thở được, thì được cấp trên yêu cầu ngừng lại.

“Bệnh nhân đó đổi sắc nhanh chóng do cơ thể thiếu oxy. Chúng tôi như đang chứng kiến anh ta chết”, bác sĩ này nói.

Tại bệnh viện Elmhurs, tờ Washington Post thu thập được thông tin rằng các bác sĩ có quyền chỉ định một bệnh nhân được đặt  nội khí quản hay không, dù nó có thể đi ngược lại với mong muốn của gia đình người bệnh.

Pamela Garretson, phát ngôn viên bệnh viện Đại học St. Joseph ở bang New Jersey, nói bệnh viện đã áp dụng quy tắc “cứu chữa ở mức khẩn cấp”.

“Chúng tôi nhận ra dù nỗ lực hết sức, dùng máy trợ thở, thiết bị hỗ trợ sự sống, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn có nguy cơ cao suy đa tạng, nhiễm trùng máu và biến chứng liên quan đến tim”, Garretson nói.

Do đó, các bác sĩ mặc định sẽ không cố gắng cứu chữa người nhiễm Covid-19, trừ các trường hợp đặc biệt.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác thường khiến các nhà nghiên cứu TQ đau đầu

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc không loại trừ khả năng có một biến chủng mới của SARS-Cov-2 có độc tính thấp nhưng kéo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN