Điều đặc biệt của NATO khiến Ukraine "nằng nặc" xin gia nhập

Khi Tổng thống Nga Putin triển khai hàng chục nghìn binh sĩ áp sát biên giới Ukraine nhằm gây sức ép, ngăn cản NATO đồng ý cho nước này gia nhập thì liên minh quân sự lớn nhất thế giới cũng cho thấy họ không dễ bị hăm dọa.

Nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO là điều Ukraine khao khát, theo chuyên gia (ảnh: AP)

Nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO là điều Ukraine khao khát, theo chuyên gia (ảnh: AP)

Khi Tổng thống Nga Putin triển khai hàng chục nghìn binh sĩ áp sát biên giới Ukraine nhằm gây sức ép, ngăn cản NATO đồng ý cho nước này gia nhập thì liên minh quân sự lớn nhất thế giới cũng cho thấy họ không dễ bị hăm dọa.

“Ukraine có quyền lựa chọn các thỏa thuận an ninh của riêng mình. Quyết định có đồng ý cho Ukraine gia nhập hay không phụ thuộc vào 30 đồng minh của NATO”, Jens Stoltenberg – Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – phát biểu hôm 16.12.

Từ năm 2008, NATO đã bị chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine. Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã không thể thuyết phục các nước còn lại đồng ý cho Ukraine. Thay vào đó, NATO hứa rằng Ukraine có thể gia nhập liên minh quân sự “vào một ngày nào đó”.

13 năm sau, trước sức ép ngày càng lớn của Nga ở biên giới, Ukraine liên tục phát thông điệp muốn gia nhập NATO.

“Đã đến lúc NATO hành động trước nguyện vọng trở thành thành viên của Ukraine. Chúng tôi đã đợi rất lâu”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Twitter hôm 6.4.

Tuy nhiên, lời đề nghị khẩn thiết của Ukraine – quốc gia thuộc Liên Xô cũ – dường như chưa đủ để khiến NATO “rung động”.

“Có rất ít quốc gia thành viên NATO thể hiện sự sẵn sàng đồng ý để Ukraine gia nhập”, Ian Lesser – Chủ tịch Quỹ Marshall (tổ chức tư vấn chính trị xuyên Đại Tây Dương) – nhận xét.

Binh sĩ Nga luyện tập dưới tuyết (ảnh: Daily Mail)

Binh sĩ Nga luyện tập dưới tuyết (ảnh: Daily Mail)

Theo ông Ian Lesser, giữa các nước thuộc khối NATO có sự đồng thuận cao rằng cần phải hỗ trợ Ukraine về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao nếu bị Nga tấn công. Nhưng NATO cũng đủ tỉnh táo để dè chừng với những rắc rối mà Ukraine có thể mang lại sau khi gia nhập.

Chuyên gia Ian Lesser nhận định, Ukraine muốn gia nhập NATO chỉ vì hướng tới điều 5 trong nguyên tắc hoạt động của liên minh quân sự này.

“Mặc dù NATO có thể giúp đỡ Ukraine khá nhiều, nhưng Kiev sẽ không thể có được điều 5 của tổ chức này. Điều 5 quy định về nguyên tắc phòng thủ là “trái tim” của NATO. Theo đó, nếu một trong những nước thuộc NATO bị tấn công, đồng nghĩa với toàn bộ NATO bị tấn công”, ông Ian Lesser nói.

“Nếu được bảo vệ bằng điều 5 của NATO, các lực lượng vũ trang của Ukraine sẽ được đào tạo, trang bị với nguồn lực quân sự khổng lồ. Họ sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với năm 2014 khi thất bại trong việc đẩy lùi tầm ảnh hưởng của Nga ở Crimea và Donbass. Nga gần như chắc chắn sẽ không thể tấn công Ukraine, nếu không muốn đối đầu cùng lúc với 30 nước thành viên còn lại”, Luke Coffey – giám đốc Trung tâm Allison về Chính sách Đối ngoại (Mỹ) – đồng quan điểm với ông Ian Lesser.

Xét về chi tiêu quân sự, NATO vượt hẳn Nga khi chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Italia gộp lại chiếm 15%. Trong lịch sử hoạt động, NATO cũng nhiều lần chứng minh thực lực khi giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Từ tháng 8.2003 – tháng 12.2014, lực lượng NATO đã sát cánh cùng Mỹ hạ bệ Taliban. Trong giai đoạn cao điểm nhất, lực lượng NATO ở Afghanistan đông tới hơn 130.000 quân.

Ngày 19.3.2011, các lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu đồng loạt khai hỏa vào nhiều khu vực ở Libya, mở màn chiến dịch can thiệp quân sự vào nước này nhằm lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi. Nhiệm vụ được cho là thành công sau khi ông Muammar Gadhafi bị giết hại vào ngày 20.10.2011. 11 ngày sau, NATO tuyên bố kết thúc sứ mệnh ở Libya với tổng cộng hơn 26.000 cuộc không kích.

Theo nhiều chuyên gia, NATO là “phao cứu sinh” tốt nhất cho Ukraine trước sức ép quân sự từ “gã hàng xóm khổng lồ Nga”. Tuy nhiên, vì Ukraine không phải thành viên, NATO chỉ có thể hỗ trợ quân sự cho nước này trong giới hạn nhất định và thông qua các quốc gia khác có chung biên giới.

“Ukraine không phải là thành viên của NATO nên rất khó có khả năng Anh và các đồng minh điều quân tới nước này để thách thức Nga”, Ben Wallace – Bộ trưởng Quốc phòng Anh – nói hôm 18.12.

Mặc dù nhiều khả năng sẽ không tiếp nhận Ukraine, nhưng NATO được cho là đã gây nhiều khó dễ cho Nga với cáo buộc “khiêu khích” Kiev. Tốc độ tăng trưởng GDP vài năm gần đây của Nga chỉ ở dưới mức 2%, giá dầu sụt giảm là kết quả của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt từ năm 2014.

Nguồn: [Link nguồn]

Anh nói về khả năng điều quân vào Ukraine chiến đấu nếu Nga tấn công

Trong bối cảnh đối đầu căng thẳng với Nga ở biên giới, Ukraine được cho là rất cần sự giúp đỡ về quân sự của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Yahoo News ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN