Điều chưa biết về Cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine

Tình báo quốc phòng của bộ quốc phòng Ukraine (DIU) là cơ quan có thẩm quyền bao trùm đối với mọi hoạt động tình báo quân sự thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine (UAF). Phương châm hoạt động của họ là Sapiens Dominabitur Astris, có nghĩa Kẻ khôn ngoan sẽ thống trị các vì sao. Trong suốt 30 năm qua, họ đã chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động của tình báo quân sự Ukraine, đồng thời giúp hợp pháp hóa lực lượng vũ trang của nước này. Hoạt động của DIU khá đa dạng, từ việc xác định những mối đe dọa tiềm năng cho đến tạo điều kiện hợp tác với các nước.

Lịch sử hình thành

Lịch sử của tình báo quốc phòng Ukraine (DIU) gắn liền với lịch sử của chính nước này. Ukraine trở thành quốc gia độc lập vào tháng 8 năm 1991, tức chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ. Thay vì để đất nước rơi vào hỗn loạn, ban lãnh đạo của Ukraine nhận ra rằng cần phải tái thiết không chỉ cho quân đội mà cả ngành tình báo. Các sĩ quan tình báo từ khối Liên Xô cũ chịu trách nhiệm cho việc phát triển bộ máy tình báo mới cũng như thông số liên quan. Những sĩ quan này là các viên chức tình báo Ukraine, họ từng đồn trú ở nước ngoài và quay lại quê hương cũng như các sĩ quan đồn trú ở Ukraine khi Liên Xô sụp đổ. Lực lượng viên chức tình báo này chủ yếu đến từ các địa điểm Kyiv, Odessa; Quân khu Carpathian; Quân chủng Phòng không Không quân; Tập đoàn Không quân số 17; Hạm đội Hắc Hải; Các đơn vị điều khiển trung tâm.

Sĩ quan tình báo DIU Mykola Verkhohliad đã tìm cách cứu sống hơn 1 vạn người Hồi giáo Bosnia.  Ảnh nguồn: Gur.gov.uk.

Sĩ quan tình báo DIU Mykola Verkhohliad đã tìm cách cứu sống hơn 1 vạn người Hồi giáo Bosnia.  Ảnh nguồn: Gur.gov.uk.

Khoảng tháng 2 năm 1992, Ukraine chính thức thành lập Tổng cục Tình báo của Tổng hành dinh Lực lượng vũ trang. Mục tiêu chính của Tổng cục Tình báo là thống nhất các tài sản tình báo từ nhiều nhánh khác nhau của Lực lượng vũ trang Ukraine, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Xuyên suốt năm 1992, Tổng cục Tình báo đã làm mọi cách nhằm xây dựng nền móng cho tình báo quân sự của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vấn đề chính lại là thiếu định hướng chiến lược.

Ngày 7 tháng 9 năm 1992, Tổng thống Ukraine đã ký sắc lệnh thành lập Tổng cục Tình báo quân sự chiến lược (SMID). Đến lúc này, tình báo quân sự Ukraine có 2 cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát SMID. Việc này vô tình gây ra chồng chéo trách nhiệm và định hướng rõ ràng. Kết quả là hai Tổng cục tình báo đã đưa ra khuyến nghị về việc thành lập một cơ quan tình báo quốc phòng trung ương thống nhất. Ngày 6 tháng 7 năm 1993, Tổng thống Ukraine cho phép 2 tổng cục tình báo hợp nhất thành Tổng cục tình báo quân sự mới trực thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine.

Đến ngày 14 tháng 4 năm 1994, cơ quan tình báo lại rút bớt cái tên gọi dài để thành một cái tên ngắn gọn hơn là Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU), đây cũng chính là sự khởi đầu của hệ thống tình báo quân sự đa cấp và toàn diện hơn. Vào khoảng thời gian đổi sang tên DIU thì cơ quan này cũng bắt đầu thiết lập các lực lượng đặc nhiệm ngay trong tổ chức. Trọng trách đặt lên vai của một quân nhân tên là Yaroslav Horoshko.

Horoshko là một cựu binh trong chiến tranh Xôviết – Afghanistan và đã giành được danh hiệu Anh hùng Liên Xô, một phần thưởng tương đương với Huân chương Danh dự hay Huân chương Chữ thập Victoria. Horoshko giúp thành lập cánh vũ trang chiến đấu của DIU và cuối cùng dành trọn đời vì sự nghiệp này. Ông qua đời đột ngột trong lúc đang huấn luyện các thợ lặn chiến đấu. Tháng 3 năm 2001, DIU được nâng lên thành cơ quan chính phủ đặc biệt. Tuy nhiên 9 năm sau, cơ quan này gần như bị phá hủy từ trong nội bộ.

Năm 2010, Viktor Yanukovych được bầu làm Tổng thống Ukraine. Ông Yanukovych bổ nhiệm những người trung thành với Nga vào các vị trí cao cấp trong chính phủ Ukraine. 

Yaroslav Horoshko, người giúp thành lập cánh vũ trang chiến đấu của DIU. Ảnh nguồn: Gur.gov.ua.

Yaroslav Horoshko, người giúp thành lập cánh vũ trang chiến đấu của DIU. Ảnh nguồn: Gur.gov.ua.

Cấu trúc của DIU

Hai năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, DIU quyết định thay đổi biểu tượng của mình, nó phản ánh cái nhìn chính xác của đất nước đối với các quốc gia láng giềng ở phía Đông. Biểu tượng con cú mèo cầm thanh kiếm của DIU rõ ràng là ám chỉ một thái độ chống đối rõ ràng. Trong khi hình tượng con dơi lại là biểu tượng của GRU – đối thủ của DIU. Cuối cùng, phương châm hành động của tình báo Nga là “Chỉ có những vì sao trên đầu chúng ta”, trong khi phương châm của DIU là “Người khôn ngoan sẽ thống trị các vì sao”. Tất cả là nhằm gửi một thông điệp tới Nga rằng chớ coi thường DIU và Ukraine.

Tháng 9/2020, Ukraine thông qua luật nhằm phối hợp tốt hơn với các đồng minh ngay trong khối NATO và EU. Cộng đồng tình báo Ukraine đã áp dụng những quy định thực hành mới nhằm đối trọng với các đồng minh phương Tây. Đổi lại, Ukraine và các đồng minh phương Tây bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tình báo. DIU thực hiện cuộc không vận ở Kabul sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan hồi đầu năm 2021.

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên đất Ukraine diễn ra đầu năm 2022, sự hợp tác giữa DIU với Mỹ được đánh giá là “chưa từng có”. Người đứng đầu bộ phận tác chiến mạng của quân đội và NSA, Tướng Paul M. Nakasone tuyên bố: “Tôi đã thấy sự chia sẻ tình báo chính xác, kịp thời để có thể hành động tốt hơn với những gì đang xảy ra ở Ukraine trong 35 năm quân ngũ của mình”.

Phần lớn các thông tin liên quan đến cấu trúc nội bộ của DIU đã bị xóa trên mạng internet, có thể là họ muốn xóa để đảm bảo an ninh tối đa trong những ngày tháng chiến tranh với Nga. Các chuyên gia tình báo tin rằng DIU được chia thành 5 ban giám đốc chính và 5 bộ phận bổ sung. 5 ban giám đốc đó là: Ban Tình báo chiến lược; Tổng cục hỗ trợ tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang; Ban Hỗ trợ thông tin; Ban Chính sách nhân sự; Ban Hậu cần. Và 5 ban bổ sung bao gồm: Ban An ninh nội chính; Ban Kế hoạch; Ban Tự động hóa và Truyền thông;  Ban Tài chính và Kinh tế; Ban Thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước.

Thuở mới thành lập, DIU dựa chủ yếu vào tổ chức tiền thân GRU của Liên Xô. GRU vẫn bao gồm vô số ban giám đốc với nhiều nhiệm vụ khu vực địa lý cụ thể ở Tây Âu hoặc Châu Á. Thêm vào đó còn có các ban chuyên trách về tình báo tín hiệu và hoạt động thông tin.

Biểu tượng của cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine. Ảnh nguồn: NPR.

Biểu tượng của cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine. Ảnh nguồn: NPR.

Các đơn vị quân sự

Nằm ở đâu đó trong DIU là Cục tình báo đặc biệt thứ 4 (SIS-4) nắm quyền kiểm soát hàng loạt các đơn vị tình báo hoạt động đặc biệt của Ukraine. Ngoài ra còn có những đơn vị tiếng thì trực thuộc DIU song thực chất lại là tài sản của Các lực lượng vũ trang và Vệ binh quốc gia Ukraine. SIS-4 gồm có các đơn vị như sau: Trung đoàn lực lượng đặc biệt biệt lập 3; Trung đoàn lực lượng đặc biệt biệt lập 8; Đơn vị mục đích đặc biệt biệt lập 10; Tiểu đoàn trinh sát biệt lập 54; Trung tâm tình báo điện tử khu vực phía Nam; Trung tâm tình báo điện tử khu vực phía Tây. Và các đơn vị lực lượng vũ trang gồm: Biệt đội 10; Tiểu đoàn trinh sát 49 (giữ vai trò huấn luyện); Tiểu đoàn trinh sát 54; Tiểu đoàn trinh sát 74; Tiểu đoàn trinh sát 129; Tiểu đoàn trinh sát 130; Tiểu đoàn trinh sát 131; Tiểu đoàn trinh sát 140; Tiểu đoàn trinh sát 143. Ngoài ra còn có các đơn vị Vệ binh quốc gia gồm: Biệt đội chống khủng bố - Omega; Biệt đội lực lượng đặc biệt – Vega; Biệt đội tình báo đặc nhiệm – Ares.

Ngoài thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tình báo cho những đối tác khách hàng ngay trong chính phủ Ukraine, thì DIU còn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nhà nước và các lợi ích quốc gia. DIU chịu trách nhiệm xác định và phân loại các mối đe dọa bên ngoài đối với Ukraine thuộc đủ mọi miền, bao gồm không gian mạng và lợi ích của chính phủ ở nước ngoài. Ngoài ra, DIU còn có quyền tiến hành các hoạt động mật.

Việc Mỹ hoạt động ở Pakistan để triệt hạ Osama bin Laden được cho là có bàn tay của DIU. Các hoạt động bí mật của DIU bao gồm: Chống khủng bố; Phản gián; Chống các hoạt động lật đổ; Chống tội phạm có tổ chức; Hợp tác với các lực lượng quân đội nước ngoài cùng các chủ thể phi nhà nước. Một khía cạnh đáng lưu tâm là quá trình đào tạo nhân sự DIU không được công khai. Tuy nhiên kể từ năm 2020, tình báo quân sự Ukraine đã được tiêu chuẩn hóa ngang bằng các đồng minh trong khối NATO và EU trong cả giám sát và tích hợp.

Ngoài huấn luyện ban đầu, DIU còn tham gia vào đào tạo chéo với các nước khác. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi cho Quốc hội nước này đã hé lộ công tác huấn luyện các sĩ quan tình báo của DIU bao gồm: Đại học chỉ huy và tham mưu (USMC); Khóa học căn bản về an ninh mạng và phòng thủ (USN); Khóa huấn luyện lực lượng đặc biệt (chủ yếu cho quân đội); Khóa học trinh sát căn bản (USMC); Khóa học tình báo chiến lược kết hợp (Cơ quan Tình báo Quốc phòng).

Kể từ năm tài khóa 2016, Ukraine đã nhận được xấp xỉ 7,6 tỷ USD khoản ngân sách về hỗ trợ an ninh của Mỹ. Một điểm nên biết về vũ khí mà DIU sử dụng. Cho đến năm 2016, các thành viên của Trung đoàn lực lượng đặc biệt biệt lập 8 vẫn dùng 2 loại súng trường là AKMS và AKS-74. Tuy nhiên khi tiền chảy vào thì các hoạt động mật của DIU đã nhận thêm nhiều khí giới tiên tiến khác.

Trang bị  

Hiện thời các loại súng AK của sĩ quan DIU đã được nâng cấp, từ các loại súng lục có tay cầm bằng gỗ đã được thay thế bằng các hệ thống đường ray cho phép người sử dụng gắn thêm các loại mô đun đèn và nhắm mục tiêu bằng laser. Các nhà điều hành DIU cũng bắt đầu dùng điểm ảnh 3 chiều EoTech và điểm ảnh chấm đỏ Aimpoint. Cũng đã bắt đầu sử dụng các loại vũ khí mới hơn, như loại súng trường nội địa hóa Malyuk.

Binh sĩ Ukraine cũng đổi loại mũ bảo hiểm PAGST để sử dụng loại mũ bảo hiểm cắt cao OpsCore có trang bị các hệ thống liên lạc và thiết bị nhìn đêm. Ngoài ra các sĩ quan tình báo còn dùng súng phóng lựu GP-25, hệ thống tên lửa Javelin; súng máy PKM… Nên biết rằng không chỉ có tiền, DIU còn được Bộ Ngoại giao Mỹ “bật đèn xanh” cho phép mua một số công nghệ chiến tranh tiên tiến nhất thế giới, đó là các loại thiết bị nhìn đêm PVS-31 và GPNVG.

Vào giữa thập niên 1990, nội chiến đã tàn phá các quốc gia vùng Balkan. Dù chỉ mới thành lập vài năm nhưng DIU vẫn là một phần trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đa quốc gia ở đó. Trong làn sóng sự kiện tại Srebrenica, chỉ với 79 người, lực lượng gìn giữ hòa bình Ukraine đã canh giữ bình yên cho thành phố nhỏ Zhepa, những người lính đã đứng vững ngay cả khi họ bị tấn công. Một sĩ quan tình báo DIU tên là Mykola Verkhohliad đã tìm cách đàm phán với thủ lĩnh quân đội người Serb là Ratko Mladic. Kết quả là hành động của Verkhohliad được cho là đã cứu sống hơn 1 vạn người Hồi giáo Bosnia.

Cuối năm 2021, Taliban chiếm lại phần lớn đất nước Afghanistan khi Mỹ rút quân. Hỗn loạn diễn ra tức thì. Các nước gửi binh sĩ đến Kabul nhằm hỗ trợ di tản công dân của họ cũng như các đồng minh. Ngày 22/8/2022, Ukraine biệt phái các điệp viên DIU để hỗ trợ sơ tán nhân sự khỏi Afghanistan. Họ đã giải cứu 83 người gồm cả người Ukraine và cư dân địa phương. Tiếp đó đến ngày 27/8/2022, DIU đã sơ tán thêm 29 thông dịch viên người Canada gốc Afghanistan chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố làm chết 13 quân nhân Mỹ và 170 người Afghanistan.

Nguồn: [Link nguồn]

”Trùm tình báo” Ukraine nói về đòn tập kích bằng UAV cảm tử của Nga

Trước câu hỏi về việc quân đội Nga còn bao nhiêu máy bay không người lái (UAV) tấn công, Kyrylo Budanov – Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine – không thể trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Bình (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN