Điều bất ngờ sau khi Mỹ gửi thông điệp răn đe các nhóm dân quân thân Iran ở Trung Đông

Số lượng binh sĩ Mỹ bị thương trong các cuộc tấn công của lực lượng thân Iran ở Trung Đông đã tăng lên con số 46, Lầu Năm Góc ngày 7/11 cho biết.

Các sĩ quan quân đội Mỹ đánh giá thiệt hại tại căn cứ Al Asad ở Iraq sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào ngày 13/1/2020.

Các sĩ quan quân đội Mỹ đánh giá thiệt hại tại căn cứ Al Asad ở Iraq sau cuộc tấn công tên lửa của Iran vào ngày 13/1/2020.

Lầu Năm Góc ngày 7/11 ghi nhận làn sóng tấn công "có chiều hướng gia tăng" nhằm vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông. Các nhóm dân quân thân Iran ở Iraq và Syria được cho đứng sau loạt vụ tấn công.

"Chúng tôi nhận thấy số lượng các vụ tấn công có chiều hướng gia tăng. Nhưng đến nay, chúng tôi chưa ghi nhận thương vong đáng kể. Chúng tôi cũng không chịu tổn thất lớn về cơ sở hạ tầng", phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 7/11.

Khi được hỏi rằng các nỗ lực răn đe của Mỹ nhằm vào Iran và các lực lượng Iran hậu thuẫn có hiệu quả hay không, bà Singh trả lời: "Chúng tôi đang răn đe một cách hết sức mạnh mẽ". Hôm 27/10, các chiến đấu cơ Mỹ đã không kích hai địa điểm ở miền đông Syria được cho là có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC).

Bà Singh nói Mỹ chưa quyết định có thêm hành động quân sự đáp trả là vì tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. "Chúng tôi đã và đang gửi các thông điệp răn đe mạnh mẽ tới các quốc gia và các lực lượng muốn can dự vào xung đột Israel - Hamas. Tôi muốn nhắc lại rằng số lượng các cuộc tấn công gia tăng nhưng chưa ghi nhận thương vong hay thiệt hại đáng kể.

Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani (phải) tới Tehran gặp giáo chủ Iran vào ngày 6/11/2023.

Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani (phải) tới Tehran gặp giáo chủ Iran vào ngày 6/11/2023.

Theo Lầu Năm Góc, từ ngày 17 - 7/11, lực lượng Mỹ đã bị tấn công ít nhất 40 lần, trong đó có 22 lần ở Iraq và 18 lần ở Syria. Số lượng binh sĩ Mỹ bị thương đã tăng hơn gấp đôi so với báo cáo gần nhất, từ 21 lên 46 binh sĩ, chủ yếu là các tổn thương do chấn động não.

"Các nhóm dân quân thân Iran sử dụng máy bay không người lái (UAV) tự sát và rocket tấn công", bà Singh nói, cho biết mức độ chính xác của các cuộc tấn công như vậy là không cao.

Hôm 6/11, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã bày tỏ lo ngại, khi ngày càng nhiều quân nhân Mỹ ở Trung Đông bị chấn động não. "Lầu Năm Góc cần tích cực hơn nữa trong việc giảm thiểu nguy cơ đối với các binh sĩ đang làm nhiệm vụ tại căn cứ ở nước ngoài", các nghị sĩ Ruben Gallego, Morgan Luttrell và Bill Johnson bày tỏ quan ngại. 3 nghị sĩ trên đều là các cựu chiến binh.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani ngày 6/11 đã tới Tehran để gặp giáo chủ Iran Ali Khamenei. Iraq là quốc gia đồng minh của Mỹ, cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự nhưng đang ngày càng xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Iran.

Trong cuộc gặp, ông Sudani đã truyền tải thông điệp của Mỹ, trong đó Washington muốn Tehran kiềm chế các nhóm vũ trang thân Iran ở Iraq và Syria.

Ngược lại, giáo chủ Iran muốn Thủ tướng Iraq tác động hơn nữa với Mỹ để hối thúc Israel ngừng tấn công Dải Gaza và tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại.

Thông điệp răn đe hiếm hoi Mỹ gửi đến Iran và các đối thủ ở Trung Đông

Trong một thông báo hiếm hoi, quân đội Mỹ nói tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường đã tới Trung Đông. Đây được coi là thông điệp răn đe các đối thủ trong khu vực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Anadolu Angency, Al Monitor ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN