Điệp viên TQ dùng "tiền và tình dục" mua chuộc: Nạn nhân mới nhất ở Quốc hội Anh?
Các điệp viên Trung Quốc từ lâu đã sử dụng chiến thuật lôi kéo bằng tiền bạc và tình cảm để mua chuộc giới chính trị gia phương Tây. Trường hợp mới nhất là một người tình nghi là đặc vụ Trung Quốc, xâm nhập vào trụ sở Quốc hội Vương quốc Anh.
Cơ quan an ninh MI5 của Anh cáo buộc bà Lee hoạt động gián điệp.
Theo The Sun, Cơ quan An ninh MI5 đã gửi thông báo đến Quốc hội Anh, cáo buộc Christine Lee, nữ luật sư làm việc ở London, "cố tình can thiệp hoạt động chính trị" tại Anh. Nữ luật sư này được cho là đặc vụ, nhận lệnh từ Ban công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) của Trung Quốc.
Christine Lee từng đóng góp 675.586 bảng Anh cho chính trị gia Barry Gardiner hoặc công Đảng Anh. Cựu thủ tướng Anh Theresa May từng trao bằng khen vào năm 2019, ghi nhận những đóng góp của Lee cho quan hệ Trung - Anh.
Sau khi MI5 gửi thông điệp cảnh báo, Anh đã cấm bà Lee tiếp cận trụ sở Quốc hội. Tuy nhiên, giới chức Anh chưa cân nhắc bắt giữ hay trục xuất nữ luật sư này.
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh các hoạt động gián điệp của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh.
Nghị sĩ Anh Barry Gardiner được xác định đã nhiều lần nhận tiền từ bà Lee.
Giáo sư Anthony Glees, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tình báo tại Đại học Buckingham, cảnh báo việc Bắc Kinh sử dụng tiền mặt và tình dục để lôi kéo các chính trị gia nhẹ dạ cả tin.
Giáo sư Glees nói sự việc trên là “lời cảnh tỉnh” đối với Anh. Đặc vụ Trung Quốc muốn có hai thứ, đó là “thông tin và ảnh hưởng”. Họ sẵn sàng sử dụng mọi cách, thậm chí là dàn xếp những chuyến đi dài ngày đến Trung Quốc hay lôi kéo bằng tình dục để có được thứ họ muốn từ "con mồi", giáo sư Glees nói.
“Những chính trị gia Mỹ hay Anh bị đặc vụ Trung Quốc mồi chài đều là những người được tiếp cận với các thông tin mật mà người bình thường không thể biết”, giáo sư Glees nói. “Họ lợi dụng các chính trị gia này để tạo ảnh hưởng cho Trung Quốc từ bên trong nội bộ quốc gia”.
Năm 2020, một nghị sĩ Mỹ thừa nhận có mối quan hệ tình cảm với cô gái Trung Quốc Christine Fang. Cô gái này quay về Trung Quốc một cách đột ngột và không trở lại Mỹ.
Không chỉ các chính trị gia mới là mục tiêu của các đặc vụ Trung Quốc, đó có thể là doanh nhân, học giả hay các phụ tá làm việc trong môi trường chính trị.
Nghị sĩ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh nói: “Cơ quan an ninh đã tập trung vào đúng mối đe dọa cấp thiết với Vương quốc Anh. Rõ ràng là thách thức từ Bắc Kinh đang gia tăng. Chúng ta cần bảo vệ nền dân chủ trước hoạt động thù địch”.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Anh Tobias Ellwood cảnh báo sự việc trên phản ánh chiến lược can thiệp "vùng xám" quen thuộc của Trung Quốc.
Năm 2020, nghị sĩ Mỹ Eric Swalwell thừa nhận có mối quan hệ tình cảm với Christine Fang, cô gái bị tình nghi là điệp viên Trung Quốc.
Fang Fang còn có quan hệ với hai thị trưởng thành phố Mỹ, xây dựng mối quan hệ sâu rộng với giới chính trị gia.
Năm 2008, ông Ian Clement khi đó là phó thị trưởng London còn Thủ tướng Anh Boris Johnson lúc đó là thị trưởng, đã đến Bắc Kinh để tham gia Thế vận hội Olympic 2008.
Ông Clement kể lại chuyện gặp một phụ nữ Trung Quốc xinh đẹp. Clement nói về việc mắc “bẫy mật ngọt”, dù đây là "mánh khóe không hề mới”.
Sau khi cùng uống vài ly, ông Clement mời người phụ nữ đó vào phòng khách sạn. Ông Clement nói mình bỗng nhiên cảm thấy mê man, khi tỉnh lại ông thấy căn phòng đã bị lục soát. "Ví của tôi bị mở ra, cô ta đã lật tung mọi thứ, nhưng tôi biết cô ta không phải là một tên trộm đơn giản vì không lấy bất cứ tài sản nào”. Các thông tin và tài liệu mật ông Clement lưu giữ trong chiếc điện thoại BlackBerry của ông đã bị tải xuống.
Giáo sư Glees cảnh báo rằng Anh phải nỗ lực hơn nữa trong việc xác minh các công dân Trung Quốc bị nghi ngờ là đặc vụ, hoạt động gián điệp.
Nguồn: [Link nguồn]
Christine Fang còn được gọi là Fang Fang – bị FBI cáo buộc là điệp viên của Trung Quốc – đã qua đêm với ít nhất 2 thị...