Điện Kremlin hé lộ ông Putin có đọc thông tin trên Telegram hay không

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được tất cả các thông tin liên quan trong cuộc họp giao ban tình báo, phát ngôn viên của ông Putin cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Putin không trực tiếp theo dõi bất cứ một kênh tin tức nào trên ứng dụng Telegram, nhưng các cuộc họp giao ban tình báo đôi khi có thể bao gồm đánh giá về các bài đăng đáng chú ý trên Telegram, đặc biệt là từ các phóng viên quân sự, thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, theo RT.

"Ông Putin không theo dõi tin tức trên Telegram, nhưng có nhận được các báo cáo đánh giá", ông Peskov trả lời hãng thông tấn Nga TASS. 

Ông Peskov nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga có toàn quyền tiếp cận các thông tin và tin tình báo, cũng như các báo cáo và các bản tin chính thức.

Không giống như đại đa số các nhà lãnh đạo trên thế giới hiện nay, ông Putin không có sự hiện diện trực tuyến, nghĩa là Tổng thống Nga không trực tiếp sử dụng mạng xã hội hay ứng dụng nhắn tin Telegram - ông Peskov giải thích.

Theo ông Peskov, ông Putin không có thời gian để bận tâm đến việc đăng bài trên Telegram hay lướt mạng xã hội để đọc tin tức.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, đồng minh của ông Putin, là người thường xuyên sử dụng ứng dụng Telegram để truyền tải các thông điệp và quan điểm liên quan đến quan hệ của Nga với phương Tây.

Tuần trước, ông Medvedev viết trên trang Telegram cá nhân: "Gửi các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các nước thuộc Liên minh châu Âu. Liên quan việc giá khí đốt tăng lên 3.500 euro/1.000 m3 như hiện nay, tôi buộc phải nâng dự báo giá lên 5.000 euro/1.000 m3 vào cuối năm 2022”.

Năm ngoái, ông Peskov cũng nói rằng ông Putin không muốn tạo tài khoản mạng xã hội cá nhân rồi ủy quyền cho trợ lý, vì cho rằng "để người khác đại diện quản lý tài khoản là không phù hợp".

Ông Peskov cũng nói rằng ông Putin không sử dụng điện thoại di động thông minh. Ông Putin có thể mượn điện thoại của các phụ tá nếu cần, nhưng Tổng thống Nga ưu tiên sử dụng phương thức liên lạc kiểu cũ thông qua đường dây chính phủ.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là "nhà lãnh đạo đi đầu trên các nền tảng mạng xã hội". Nhưng người kế nhiệm Donald Trump mới được coi là một nhà lãnh đạo tích cực sử dụng mạng xã hội nhất.

Trong quãng thời gian nắm quyền Tổng thống Mỹ, ông Trump đã 25.000 lần đăng thông điệp trên Twitter, trước khi bị mạng xã hội này "cấm cửa" với cáo buộc kích động bạo lực trong ngày người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1/2021.

Ông Putin ký sắc lệnh phát tiền cho dân Ukraine sang Nga

Hàng triệu người dân từ Ukraine sang Nga sẽ được nhận tiền trợ cấp sau sắc lệnh hỗ trợ đặc biệt của Tổng thống Nga Putin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - RT ([Tên nguồn])
Vladimir Putin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN