Điện Kremlin: Đồng USD và euro "lung lay mạnh"

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, cho rằng vị thế của đồng USD và euro bị "lung lay mạnh" do lệnh trừng phạt chống Moscow.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh Belarus-24 TV gần đây, ông Peskov nói: "Trong bối cảnh của những trò chơi trừng phạt này, vị thế của đồng USD và euro bị lung lay mạnh, quan trọng nhất là vai trò của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ chính".

Ông Peskov cũng lưu ý nhiều nước đang chuyển sang sử dụng tiền tệ quốc gia trong các khu vực chung. "Quá trình này đang ở giai đoạn đầu và không gì có thể ngăn chặn. Hệ thống tài chính Bretton Woods cho phép Mỹ đứng đầu kim tự tháp kinh tế thế giới nhiều thập kỷ bắt đầu bị xói mòn. Có rất nhiều lựa chọn và chúng đều là nguyên mẫu của hệ thống kinh tế tương lai" - ông Peskov nói. 

Theo hệ thống Bretton Woods, đồng USD là đơn vị tiền tệ duy nhất đủ khả năng chuyển đổi ra vàng, các đồng tiền khác không được chuyển đổi trực tiếp ra vàng. Các nước dùng vàng hoặc USD làm phương tiện thanh toán quốc tế.

Nga: Đồng USD và euro suy yếu vì "trò chơi trừng phạt". Ảnh: Royalty-Free Stock

Nga: Đồng USD và euro suy yếu vì "trò chơi trừng phạt". Ảnh: Royalty-Free Stock

Sau khi bị áp đặt lệnh trừng phạt, phần lớn tài sản ở nước ngoài của Nga bị đóng băng, trong khi nước này cũng bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Điều đó làm ảnh hưởng tới khả năng của Nga trong việc thanh toán bằng đồng USD và euro với các đối tác nước ngoài. 

Đáp lại, Moscow yêu cầu các nước mua nhiên liệu trả bằng đồng rúp và đàm phán với một số đối tác, bao gồm Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, thiết lập cơ chế thanh toán bằng tiền tệ quốc gia tương ứng. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck giữa tuần trước nói với đài ZDF rằng Đức "sẽ nghèo hơn" vì cuộc tấn công của Nga vào Ukraine do giá năng lượng tăng cao gây lạm phát kỷ lục và đe dọa đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này rơi vào suy thoái.

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, lạm phát của Berlin đã chạm mức 7,3% trong tháng 3 vừa qua, mức cao nhất hơn 40 năm trở lại đây. 

Giá năng lượng tăng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung ở châu Âu. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với Đức, nước mua năng lượng lớn nhất của Nga ở châu Âu. "Sự phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga dẫn đến rủi ro đáng kể khiến sản lượng kinh tế thấp hơn, thậm chí là suy thoái với tỉ lệ lạm phát cao hơn" - Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cảnh báo.

Dự báo tăng trưởng GDP của Đức năm 2022 đã bị cắt giảm từ mức 4,6% xuống còn 1,8% với lý do lạm phát và sự gián đoạn chuỗi cung ứng bởi cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

Slovakia đồng ý thanh toán bằng đồng rúp

Đài RT ngày 3-4 dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik cho biết họ sẽ trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp nếu điều đó cần thiết để giúp hàng hóa lưu thông.

"Nếu có điều kiện thanh toán bằng đồng rúp thì chúng tôi sẽ trả bằng đồng rúp. Chúng ta không thể bị cắt khí đốt. Phần còn lại của châu Âu hãy cùng tìm kiếm một giải pháp" - ông Sulik nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Trừng phạt Nga, đồng USD sẽ mất thế thống trị?

Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gita Gopinath cho rằng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Nga có thể khiến hệ thống tiền tệ quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN