Điểm yếu khiến Trung Quốc "ôm hận" nhìn khối nước ngọt khổng lồ trôi ra biển

Năm nay, mưa lũ lớn bất thường ở miền nam Trung Quốc phá vỡ kỷ lục 80 năm và đối phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan kiểu như vậy đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Cây cầu tồn tại hơn 400 năm ở Trung Quốc từ thời nhà Minh, mới đây đã bị nước lũ phá hủy.

Cây cầu tồn tại hơn 400 năm ở Trung Quốc từ thời nhà Minh, mới đây đã bị nước lũ phá hủy.

Theo China Daily, mưa lũ kéo dài dai dẳng ở miền nam Trung Quốc kể từ tháng 5 đã gây ảnh hưởng đến đời sống của 20 triệu người dân và gây thiệt hại lên tới 5,9 tỉ USD.

Một trong những yếu tố lớn nhất khiến miền nam Trung Quốc chìm trong ngập lụt là vì hiện tượng biến đổi khí hậu.

Zhang Boting, phó tổng thư ký Hiệp hội kỹ thuật thủy điện Trung Quốc, nói rằng, khó có thể ngăn chặn hoàn toàn lũ lụt ở các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nhưng thực hiện các chương trình bảo tồn và sử dụng nước hiệu quả, chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát lũ tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Trong hàng thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những thành tích vượt bậc trong nỗ lực kiểm soát lũ lụt, bằng cách xây thêm hồ chứa nước, đập thủy điện, từ đó không chỉ giúp giảm tỉ lệ xảy ra lũ lụt, mà còn giúp cung cấp điện cho người dân.

Theo ông Zhang, mặc dù lượng mưa năm nay phá vỡ kỷ lục 80 năm qua ở nhiều tỉnh thành, tổn thất về người và tài sản là không cao do quản lý hiệu quả các công trình nước trong lũ lụt. Tuy nhiên, ông Zhang thừa nhận rằng, cuộc sống và tài sản của người dân vẫn cần được bảo vệ tốt hơn.

Mặc dù những siêu đập thủy điện, như đập Tam Hiệp, gây ra những tranh cãi lớn do tác động đến hệ sinh thái, chi phí cao và ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người, Trung Quốc vẫn không có đủ các công trình lưu giữ nước

Ông Zhang nói dung tích của các hồ chứa trên các sông lớn và hệ thống thoát nước ở một số thành phố của Trung Quốc cần được cải thiện hơn nữa.

Ông Zhang nêu ví dụ rằng nước Mỹ có diện tích tương đương Trung Quốc, nhưng hệ thống trữ nước ở Mỹ gấp rưỡi so với Trung Quốc. Trung Quốc có khả năng lưu trữ 900 tỉ m3 nước, trong khi đối với Mỹ trữ được đến 1.300 tỉ m3.

Đó là lý do mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc đã và đang khiến các hồ chứa quá tải, gây lũ lụt nghiêm trọng ở các khu vực hạ lưu và khiến một lượng nước ngọt khổng lồ chảy mất ra biển. Nếu như ở Mỹ, lượng nước khổng lồ từ mưa lũ này có thể được chuyển thành nguồn nước có giá trị nhờ khả năng trữ nước lớn hơn.

Thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc đang trải qua một trong những trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Nguyên nhân sâu xa là do khả năng lưu trữ có hạn của các hồ chứa ở thượng nguồn sông Dương Tử.

Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi tất cả các đập thủy điện trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử ở thượng nguồn, đã đạt đến giới hạn trữ nước.

Lũ lụt lịch sử như năm nay dẫn đến những tin đồn về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp – công trình thủy điện lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, ông Zhang khẳng định rằng đập Tam Hiệp vẫn an toàn.

Mực nước ở đập thủy điện Tam Hiệp được giới hạn ở mức 145 mét và con đập đã phải 2 lần mở cửa xả lũ trong vòng một tháng để đảm bảo duy trì ngưỡng an toàn này.

Theo ông Zhang, việc công khai các dữ liệu lịch sử là điều cần thiết để xóa tan những hiểu lầm về vai trò của đập Tam Hiệp trong việc chống lũ.

Trung Quốc phải chọn lọc xây dựng một số đập thủy điện trong thế kỷ trước do thiếu vốn và các đập thủy điện này đều là các công trình trọng điểm quốc gia.

Để có thể phòng chống lũ lụt một cách hiệu quả hơn, bảo vệ các công trình thủy điện khổng lồ như đập Tam Hiệp tốt hơn, ông Zhang đề xuất với chính phủ Trung Quốc về việc xây thêm nhiều hồ chứa nước. Ưu tiên hàng đầu là bổ sung thêm hồ chứa nước cho thành phố Trùng Khánh.

Ông Zhang cũng mong muốn chính phủ Trung Quốc dành nhiều nguồn lực, tài chính, cải thiện toàn diện hệ thống phòng chống lũ lụt.

Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá?

Đập Tam Hiệp nằm ở Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mang lại khả năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - China Daily ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN