Điểm yếu chí mạng khiến tiêm kích tàng hình J-20 TQ dễ dàng bị bắn rơi
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được thiết kế chuyên cho mục đích chiếm ưu thế trên không, nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ sức mạnh của mẫu tiêm kích Trung Quốc.
J-20 từng gây ấn tượng bởi khoang vũ khí "khủng" bên trong thân.
Theo Busineses Insider, Trung Quốc lần đầu giới thiệu tiêm kích tàng hình J-20 mang theo vũ khí hồi tháng 11.2018. Giới quan sát khi đó bị ấn tượng bởi thiết kế hiện đại và khả năng mang theo một lượng lớn vũ khí của tiêm kích này.
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) viết trong tài liệu quảng cáo tiêm kích tàng hình J-20, rằng đây là mẫu tiêm kích hạng nặng, được thiết kế để chiến đấu trên bầu trời ở tầm trung và xa, sâu trong lãnh thổ đối phương.
Với các tính năng này, J-20 được cho là có sức mạnh tương đương tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ hay tiêm kích Su-57 của Nga. Tuy vậy, các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về điều này.
Justin Bronk, chuyên gia tại Viện Quân sự Hoàng gia Anh, nói rằng ngay cả các chiến đấu cơ thông thường của Mỹ và phương Tây như F-15 cũng sẽ dễ dàng đánh bại được J-20.
“J-20 dĩ nhiên là mẫu máy bay vượt trội nhất từ trước đến nay của không quân Trung Quốc”, ông Bronk nói. “Máy bay này có radar mạnh mẽ, mang theo nhiều tên lửa đối không cũng như tên lửa tầm xa”.
Chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của Mỹ.
Nhưng máy bay dù uy lực nhất ở Trung Quốc thì cũng chưa chắc đã đối đầu được với chiến đấu cơ F-15 Mỹ hay Typhoon của châu Âu, vốn lần đầu tiên cất cánh từ cách vài thập kỷ.
“Tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng, khả năng cơ động và hiệu suất ở độ cao lớn của nó khó lòng sánh được với tiêm kích phương Tây hay của châu Âu", ông Bronk nói thêm.
Nga từ lâu đã phát triển tiêm kích tàng hình Su-57, nhưng Trung Quốc mới là nước trình làng mẫu tiêm kích tàng hình thứ hai, sau Mỹ, theo Busineses Insider.
Thiết kế J-20 có thể gây nhiều khó khăn cho radar đối phương. Khả năng tàng hình của tiêm kích Trung Quốc chỉ thực sự hiệu quả khi nó ở trạng thái đối mặt với radar gắn trên tiêm kích đối phương.
J-20 có những điểm yếu mà Trung Quốc không thể dễ dàng khắc phục trong một sớm một chiều.
Một khi phải không chiến liên tục và kéo dài, J-20 sẽ đánh mất ưu thế ban đầu và có thể dễ dàng trở thành mục tiêu cho các máy bay chiến đấu thông thường.
Bên cạnh đó, ông Bronk nói Trung Quốc vẫn còn một bước dài trong việc cải thiện tầm hoạt động cũng như năng lực của J-20.
“Động cơ là điểm yếu chí mạng của J-20”, ông Bronk nhấn mạnh. Động cơ phản lực nội địa WS-15 được Trung Quốc trang bị cho J-20 chưa đạt đổ ổn định như yêu cầu đề ra.
Trung Quốc hiện đang cố gắng mua các động cơ tiên tiến hơn như AL-31F do Nga sản xuất. Nhưng số lượng động cơ mua của Nga chắc chắn sẽ bị giới hạn và không phải tiêm kích J-20 nào cũng được trang bị động cơ Nga, theo các chuyên gia.
Chiếc F/A-18 Hornet do phi công Kuwait điều khiển trúng tia sét, khiến phi công hốt hoảng.