Điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Sức mạnh quân sự Mỹ được xem là số 1 thế giới, hoặc ít nhất là họ nghĩ như thế. Nhưng chuyên gia chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, họ sẽ bị Nga hay Trung Quốc “đá đít”.

Điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ - 1

Nhà phân tích này nói với Breaking Defense, việc sửa chữa những vấn đề tồi tệ nhất của quân đội Mỹ sẽ tiêu tốn 24 tỷ USD/năm

 Nhà phân tích David Ochmanek, thuộc tổ chức nghiên cứu RAND (Mỹ) cho rằng các siêu vũ khí Mỹ có nhiều “gót chân Achilles”.

Theo ông Ochmanek, các căn cứ Mỹ rất dễ bị tổn thương khi bị tấn công bằng tên lửa tầm xa. Các tàu chiến Mỹ trên biển cũng vậy. “Việc chúng ta dựa quá nhiều vào những căn cứ có kết cấu phức tạp như đường băng và các bể chứa nhiên liệu đang trở thành điểm yếu”, ông Ochmanek nói. "Những tàu bè ngoài biển của chúng ta cũng vậy”.

Các lực lượng Mỹ dựa quá nhiều vào những căn cứ lớn, các tàu chiến lớn có thể làm mất đi tác dụng công nghệ cao của những chiếc máy bay tàng hình cất cánh từ căn cứ, từ tàu lớn đó, theo nhận định của Robert Work, cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ.

“Trong mọi trường hợp mà tôi biết, tiêm kích F-35 sẽ làm chủ bầu trời, nhưng nó sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất với số lượng lớn”, ông Work nói.

Điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ - 2

"F-35 sẽ làm chủ bầu trời, nhưng nó sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất với số lượng lớn”

Sự dễ tổn thương ngày càng gia tăng của các lực lượng Mỹ trước việc tấn công bằng tên lửa giải thích vì sao hải quân Mỹ phải đề xuất loại biên một tàu sân bay trước dự kiến hàng chục năm.

Tất nhiên, còn có khả năng nữa là đề xuất loại biên tàu sân bay USS Harry S. Truman là chiêu để moi thêm ngân sách từ quốc hội. Nhưng hai việc này vẫn có thể song song diễn ra và không nhất thiết loại trừ nhau.

Điều mà nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đồng ý với nhau là quân đội Mỹ phải xem xét lại các phương pháp hay cách thức họ triển khai binh lực. 

Ông Ochmanek ước tính sẽ mất 24 tỷ USD mỗi năm và kéo dài trong vòng 5 năm để chuyển đổi quân đội sang một dạng thức chiến đấu mới nhằm  đối chọi với Nga hay Trung Quốc.

“Vậy 24 tỷ USD  chi cho cái gì”, phóng viên Sydney Freedberg của Breaking Defense hỏi.

Theo ông Ochmanek, đầu tiên là tên lửa. Rất nhiều tên lửa. Mỹ và đồng minh thường đánh giá thấp hơn thực tế số lượng vũ khí thông minh mà họ cần cho một cuộc chiến, và rồi khi lâm trận, kể cả với những đối thủ yếu như người Serbia hay Libya, kho vũ khí này đã bắt đầu cạn kiệt. Chuyên gia Ochmanek cho rằng Nga và Trung Quốc không chỉ bắt kịp về công nghệ mà còn cả về số lượng vũ khí, Mỹ khi đối đầu với họ sẽ nhanh chóng “hết đạn”.

Chuyên gia Ochmanek cho rằng Mỹ đặc biệt cần nhiều tên lửa tấn công tầm xa. Bên cạnh đó là các tên lửa phòng vệ để bắn hạ tên lửa, máy bay và drone của đối phương. Một trong những sửa chữa sai lầm ngắn hạn của Mỹ là việc đưa vào biên chế hệ thống  phòng không tầm ngắn mới, các tên lửa Stinger gắn trên xe chiến đấu  bọc thép Stryker.

Về dài hạn, đó là đầu tư cho vũ khí laser, súng từ trường, sóng cao tần, giúp bắn hạ tên lửa đối phương mà ít tốn kém hơn rất nhiều.

Theo vị chuyên gia, Mỹ cũng sẽ phải củng cố hệ thống chỉ huy và kiểm soát. Còn ông Robert Work thì nói Bộ Quốc phòng Mỹ có thể thu xếp nguồn ngân sách cho việc cải tổ này bằng cách giải tán những lực lượng lớn, dễ bị tổn thương. “Ví dụ như loại bỏ tàu Truman, là điều đúng đắn đối với tôi”, cựu thứ trưởng quốc phòng nói.

Tiết lộ lạnh gáy về biệt đội cảm tử đeo ba lô hạt nhân của quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ từng có một “biệt đội cảm tử“ với nhiệm vụ duy nhất là đi sang bên kia chiến tuyến với ba lô đựng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Minh ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN