Điểm nóng xung đột ngày 25-2: Viễn cảnh châu Âu điều lực lượng quân sự tới Ukraine
Mỹ yêu cầu châu Âu giúp bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu đạt được thỏa thuận hòa bình hoặc ngừng bắn.
Tờ Guardian cho biết Washington đã yêu cầu các nhà lãnh đạo châu Âu cung cấp các đảm bảo an ninh, bao gồm cả việc gửi lực lượng quân sự, cho Ukraine trong trường hợp Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đạt được thỏa thuận hòa bình hoặc ngừng bắn với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Giám đốc khoa học quân sự tại Viện Nghiên cứu dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh Matthew Savill dự đoán châu Âu có khả năng triển khai một lực lượng răn đe trên bộ lớn ở Ukraine, có thể lên đến 100.000 - 150.000 quân.
Binh sĩ Anh tại Ba Lan. Ảnh: Alamy
Tuy nhiên, nếu không được Mỹ hỗ trợ, châu Âu khó cung cấp được một lượng lớn quân như vậy. Thay vào đó, họ có thể gửi hàng chục ngàn quân ở các khu vực tiền tuyến đến Ukraine.
Một kịch bản hạn chế hơn là châu Âu điều lực lượng được huấn luyện mang tính răn đe và sẽ đóng tại Ukraine. Họ có thể chiến đấu và hỗ trợ trong một cuộc khủng hoảng quân sự.
Chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ben Barry gợi ý thêm Ukraine cần hỗ trợ cả trên không và trên biển trong tương lai.
Thế nhưng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth từng cảnh báo những đội quân như vậy sẽ không được NATO bảo đảm an ninh. Nghĩa là, các nước liên quan sẽ phải tự bảo vệ mình nếu một cuộc xung đột mới với Nga nổ ra.
Pháp là nước nhiệt tình nhất khi đề cập việc triển khai lực lượng tới Ukraine. Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết London sẵn sàng triển khai bộ binh nếu cần thiết. Thụy Điển cũng để ngỏ khả năng tham gia.
Nhưng ở Đức, cựu Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng những cuộc thảo luận như vậy là quá sớm do không chắc chắn về kết quả đàm phán giữa Mỹ và Nga. Trong khi đó, Ba Lan, nước đang tái vũ trang mạnh mẽ, đã loại trừ khả năng gửi quân tới nước láng giềng Ukraine.
Về phía Nga, nước này muốn phi quân sự hóa Ukraine và đã nhiều lần phản đối sự hiện diện của quân đội châu Âu bên trong nước này.
Trong khi các chính trị gia Mỹ loại trừ khả năng gửi bộ binh tới Ukraine thì Washington vẫn chưa loại trừ việc hỗ trợ trên không. Một vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine sẽ giúp ích đáng kể cho Kiev…
Với việc Mỹ cam kết không can dự, Điện Kremlin có thể coi các lực lượng phương Tây ở Ukraine là mục tiêu nhẹ nhàng hơn so với các lực lượng được NATO bảo vệ ở phần còn lại của châu Âu.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang năm thứ tư, kéo theo những biến động sâu rộng không chỉ đối với Kiev mà còn cho toàn bộ châu Âu, báo Mỹ CNN phân...
Nguồn: [Link nguồn]
-25/02/2025 06:22 AM (GMT+7)