Điểm nóng xung đột ngày 2-11: Israel có vũ khí vô hiệu hóa UAV từ Iran?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Israel dự kiến đưa hệ thống phòng thủ laser “Tia Sắt” vào hoạt động trong vòng một năm tới, đánh dấu "kỷ nguyên xung đột mới”.

Tuần qua, Israel đã ký kết hợp đồng có tổng giá trị 500 triệu USD với các công ty Rafael Advanced Defense Systems - kiến trúc sư của hệ thống Vòm Sắt - và Elbit Systems để mở rộng sản xuất hệ thống lá chắn laser.

Với tên gọi Tia Sắt, hệ thống này sử dụng laser công suất cao nhằm vô hiệu hóa tên lửa, máy bay không người lái, rocket và đạn pháo - theo thông báo của Bộ Quốc phòng Israel.

"Đây là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của xung đột" - ông Eyal Zamir, chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Israel, tuyên bố.

Israel cho ra mắt nguyên mẫu Tia Sắt vào năm 2021 và từ đó đến nay vẫn tích cực hoàn thiện hệ thống.

Hệ thống phòng thủ laser Tia Sắt sử dụng tia laser cường độ cao để bắn hạ các vật thể bay trên không trung. Ảnh: Rafael Advanced Defense Systems

Hệ thống phòng thủ laser Tia Sắt sử dụng tia laser cường độ cao để bắn hạ các vật thể bay trên không trung. Ảnh: Rafael Advanced Defense Systems

Tia Sắt hoạt động theo nguyên lý nào?

Hệ thống Tia Sắt sử dụng laser công suất lớn được đặt trên mặt đất, với tầm bắn từ vài trăm mét đến vài kilomet. Laser đốt nóng lớp vỏ tại các điểm yếu của mục tiêu cho đến khi động cơ hoặc đầu đạn bị phá hủy. 

Phương thức này khác biệt so với cách Vòm Sắt sử dụng radar để phát hiện và phóng tên lửa đánh chặn.

Hệ thống laser này được cho là đặc biệt hiệu quả với máy bay không người lái (UAV), loại mục tiêu thường qua mặt Vòm Sắt do có kích thước nhỏ, nhẹ và khó phát hiện bằng radar - theo ông Yehoshua Kalisky, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia có trụ sở tại Tel Aviv.

Ngoài ra, mỗi lần đánh chặn của Vòm Sắt tiêu tốn khoảng 50.000 USD trong khi chi phí này ở Tia Sắt gần như bằng không. Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett năm 2022 từng tiết lộ mỗi lần đánh chặn bằng laser chỉ tốn khoảng 2 USD.

Hệ thống Tia Sắt tất nhiên vẫn có điểm hạn chế. Một nhược điểm là hiệu quả đánh chặn sẽ giảm sút trong điều kiện mây mù, mưa hoặc thời tiết xấu. Hệ thống này cũng cần nguồn năng lượng lớn để duy trì hoạt động.

Nhưng dù chưa rõ liệu Tia Sắt có phải là "yếu tố làm thay đổi cuộc chơi" hay không, nó vẫn có vai trò như lớp phòng thủ bổ sung giúp Israel đối phó các loại vũ khí như rocket và tên lửa tầm ngắn.

Hệ thống này còn có hiệu quả răn đe mạnh mẽ trong khu vực. Theo truyền thông Mỹ, Hamas đã muốn thực hiện kế hoạch tấn công trước khi năm 2023 kết thúc một phần chính vì lo ngại Israel bắt đầu triển khai hệ thống laser chống rocket hiệu quả hơn.

Ngoài Israel, nhiều nước khác cũng đã thử nghiệm hệ thống lá chắn laser như Hải quân Mỹ và Anh. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc và Nga đang phát triển các loại laser có thể tấn công vệ tinh.

Vẫn chưa rõ liệu Iran đã phát triển hệ thống phòng thủ laser của riêng mình hay chưa. Vào năm 2022, Tehran từng tuyên bố "có năng lực" sản xuất vũ khí laser để bảo vệ các khu vực trọng yếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Israel đã giữ đúng cam kết với Mỹ khi không tấn công các cơ sở hạt nhân và cơ sở năng lượng Iran. Nhưng Israel có khả năng đã tấn công các cơ sở quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lạc Chi ([Tên nguồn])
Xung đột Israel - Hezbollah Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN