Điểm lại 10 sự kiện định hình bầu cử Tổng thống Mỹ

Với việc ông Donald Trump đứng ra tái tranh cử, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 luôn được kỳ vọng là hành trình đầy kịch tính và nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Nhưng chắc chắn không ai dự đoán được rằng một đại dịch toàn cầu sẽ xuất hiện, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của chiến dịch.

1. Tổng thống Trump bị luận tội (ngày 5/2)

Đầu năm 2020, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào vụ luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện sau đó kết thúc bằng việc Tổng thống được tuyên vô tội trước 2 cáo buộc do đảng Dân chủ đưa ra.

Tổng thống cầm tờ báo có bài "Ông Trump trắng án". Ảnh: AP

Tổng thống cầm tờ báo có bài "Ông Trump trắng án". Ảnh: AP

Lúc này, nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ, và triển vọng tái đắc cử của ông Trump tương đối sáng sủa. Nhưng ngay cả khi mọi thứ có vẻ đang khá thuận lợi với Tổng thống, thì dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở California.

2. Ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina (ngày 29/2)

Sau khi nhận được kết quả đáng thất vọng trong cuộc họp kín ở Iowa và bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, cánh cửa tranh cử dường như đã đóng lại với cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Nhưng các trợ lý chiến dịch của ông Biden khẳng định tình thế sẽ xoay chuyển sau khi người Mỹ gốc Phi bắt đầu bỏ phiếu. Và họ đã đúng.

 Ông Biden phát biểu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina. Ảnh: AP

 Ông Biden phát biểu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina. Ảnh: AP

Ông Biden giành chiến thắng vang dội ở Nam Carolina, khiến một số đối thủ lập tức bỏ cuộc, và tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Ông Biden có lẽ là đảng viên Dân chủ phù hợp nhất để kéo các cử tri ôn hòa ở Trung Tây và những nơi khác ra xa khỏi Tổng thống Trump.

3. Bài phát biểu về dịch COVID-19 của Tổng thống Trump (ngày 11/3)

Sau nhiều tuần coi nhẹ mối đe dọa từ COVID-19, Tổng thống Trump đã có bài phát biểu hiếm hoi từ Phòng Bầu dục trong nỗ lực trấn an dư luận.

Hai ngày sau, ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.

 Ông Trump phát biểu ngày 11/3. Ảnh: Nhà Trắng

 Ông Trump phát biểu ngày 11/3. Ảnh: Nhà Trắng

Sự xuất hiện của COVID-19 đã khiến cuộc sống người Mỹ đảo lộn. Các trường học, doanh nghiệp, nhà hàng bị đóng cửa. Và COVID-19 đã trở thành vấn đề nổi trội trong cuộc bầu cử năm 2020.

4. Ứng viên Sanders rút lui (ngày 8/4)

Bám đuổi ứng viên Joe Biden không thành, Bernie Sanders chính thức rút khỏi cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ.

Ông Sanders lên tiếng ủng hộ ông Biden vài ngày sau đó, để đảm bảo rằng nội đảng Dân chủ sẽ không bị xáo trộn bởi bất hòa như 4 năm trước đó, khi Sanders từ chối nhượng bộ bà Hillary Clinton cho đến khi diễn ra đại hội toàn quốc của đảng.

Ứng viên Sanders rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: AP

Ứng viên Sanders rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: AP

Động thái của ông Sanders cho phép ông Biden chuyển trọng tâm của mình sang cuộc tổng tuyển cử. Cùng lúc đó, ông Biden cũng nỗ lực khiến những người ủng hộ Sanders cảm thấy được hoan nghênh, như thành lập một loạt các nhóm nghiên cứu chính sách bao gồm những tiếng nói tiến bộ.

5. Tổng thống Trump đề xuất sử dụng chất khử trùng để diệt COVID-19 (ngày 23/4)

Khi số người chết vì COVID-19 đang tiến gần mốc 50.000, Tổng thống Trump – trong một cuộc họp – đã bất ngờ đề xuất rằng việc tiêm các chất khử trùng như thuốc tẩy vào người có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2.

Lời gợi ý của ông Trump lập tức bị các chuyên gia sức khỏe cộng đồng chỉ trích. Tổng thống Trump sau đó cho biết ông chỉ nói đùa.

 Ông Trump khuyến cáo người dân Mỹ nên sử dụng thuốc khử trùng để diệt virus. Ảnh: Getty

 Ông Trump khuyến cáo người dân Mỹ nên sử dụng thuốc khử trùng để diệt virus. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, dư luận vẫn phản đối gay gắt đến mức ông Trump phải hủy bỏ nhiều cuộc họp báo sau đó. Mặc dù kết quả thăm dò dư luận vào tháng Tư cho thấy đa số người dân tán thành cách xử lý đại dịch COVID-19 của Tổng thống.

6. Người biểu tình bao vây Nhà Trắng (ngày 1/6)

Washington là một trong số các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc biểu tình sắc tộc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.

Ngày 1/6, ông Trump đã có một bài phát biểu tại Nhà Trắng với chủ đề “luật pháp và trật tự”.

Lực lượng cảnh sát và vệ binh quốc gia Mỹ sau đó đã sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông bên ngoài Nhà Trắng. Mục đích của việc này là “dọn đường” cho ông Trump đi bộ đến nhà St. John lịch sử và chụp ảnh với một cuốn Kinh thánh.

Tình hình hỗn loạn bên ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Tình hình hỗn loạn bên ngoài Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Cuộc hỗn chiến gây bất lợi cho ông Trump, khi các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump nhanh chóng giảm xuống mức đáy của 7 tháng.

7. Ông Joe Biden chọn bà Kamala Harris làm phó tướng (ngày 11/8)

Việc ông Joe Biden chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California làm ứng viên Phó Tổng thống không khiến nhiều người ngạc nhiên. 

 Ông Biden và bà Harris. Ảnh: NY Times

 Ông Biden và bà Harris. Ảnh: NY Times

Bởi bà Harris vốn rất được lòng công chúng. Và nữ Thượng nghị sĩ nhanh chóng chứng tỏ rằng mình là tất cả những gì ông Biden cần, một đối tác dày dạn kinh nghiệm, một nguồn sinh lực mới cho đảng Dân chủ.

8. Thẩm phán tòa Tối cao Mỹ Ruth Ginsburg qua đời (ngày 18/9)

Nỗi sợ hãi của những người theo chủ nghĩa tự do đã trở thành sự thật, khi thẩm phán duy nhất theo đuổi chủ nghĩa này qua đời vì ung thư chưa đầy 2 tháng trước cuộc bầu cử ngày 3/11.

Bà Ruth Ginsburg (trái) và bà Amy Coney Barrett (phải).

Bà Ruth Ginsburg (trái) và bà Amy Coney Barrett (phải).

Tận dụng cơ hội này, ông Trump lập tức đề cử bà Amy Coney Barrett vào vị trí thẩm phán tòa Tối cao, nhằm giúp đảng Cộng hòa duy trì thế đa số trong nhiều năm sau đó.

9. Cuộc tranh luận Trump – Biden đầu tiên (29/9)

Cần một điều gì đó để xoay chuyển cục diện, ông Trump bước vào cuộc tranh luận đầu tiên với tâm thế của một “chiến binh”. Nhưng sự hiếu chiến đã chống lại ông Trump. Ông liên tục ngắt lời đối thủ Biden và người điều phối Chris Wallace, đến mức toàn bộ sự kiện trở nên mất kiểm soát.

Các cuộc thăm dò dư luận sau cuộc tranh luận đầu tiên cho thấy những cử tri lưỡng lự tỏ ra thất vọng với màn thể hiện của ông Trump.

Biểu cảm của 2 ứng viên Tổng thống trong cuộc tranh luận đầu tiên. Ảnh: Getty

Biểu cảm của 2 ứng viên Tổng thống trong cuộc tranh luận đầu tiên. Ảnh: Getty

Tiếp đó, Tổng thống từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai, sau khi cuộc tranh luận này được chuyển sang định dạng trực tuyến.

Tại cuộc tranh luận cuối cùng trước khi bầu cử, diễn ra ngày 22/10, ông Trump tỏ ra kiềm chế hơn.

10. Ông Trump mắc COVID-19 (ngày 2/10)

Sau nhiều tuần liên tiếp tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng thống Trump và một số phụ tá đã được xác nhận mắc COVID-19.

 Ông Trump khi xuất viện. Ảnh: Getty

 Ông Trump khi xuất viện. Ảnh: Getty

Quá trình điều trị và cách ly khiến ông Trump buộc phải tạm rời khỏi đường đua tranh cử trong 10 ngày. Tuy nhiên, thiệt hại lớn hơn cả là sự sa sút về mặt hình ảnh của Tổng thống. Việc ông Trump mắc bệnh khiến cái gọi là “nỗ lực kiểm soát dịch bệnh” của Nhà Trắng trở nên vụng về, làm suy giảm đáng kể niềm tin của công chúng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu cử Mỹ: Tòa án Tối cao ra phán quyết có lợi cho ông Trump

Tòa án tối cao Mỹ ngày 26.10 đã ra phán quyết ngăn bang Wisconsin tiếp tục nhận phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử, trong khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh - Reuters ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN