“Điểm danh” những lực lượng biệt kích khét tiếng nhất thế giới, Mỹ không có tên
Không chỉ sở hữu khả năng chiến đấu tinh nhuệ, những người lính trong các lực lượng biệt kích khét tiếng thế giới này còn có ngoại hình và trang thiết bị tiên tiến khiến kẻ thù khiếp sợ.
Biệt kích Sư tử vàng của Iraq với mặt nạ hình đầu lâu khét tiếng (ảnh: The Sun)
1. Biệt kích Sư tử vàng của Iraq
Thành lập năm 2014, biệt kích Sư tử vàng của Iraq là lực lượng hiếm hoi ở Trung Đông đủ sức đương đầu với các phần tử khủng bố khát máu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Cùng với quân đội Mỹ, biệt kích Sử tử vàng đã chiếm lại nhiều ngôi làng, thị trấn và thành phố ở Iraq và đuổi IS khỏi thành trì cuối cùng – Mosul. Hiện tại Sư tử vàng là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ nhất của Iraq. Những người lính của lực lượng này mặc toàn đồ đen, đeo mặt nạ hoặc đội mũ hình đầu lâu.
Lực lượng Sử tử vàng được tuyển chọn từ những người lính có kỹ năng chiến đấu và phẩm chất tốt nhất của quân đội và các cơ quan an ninh Iraq. Họ phải trải qua vô vàn bài huấn luyện khắc nghiệt nếu muốn tham gia lực lượng này. Không chỉ giỏi chiến đấu, lính Sư tử vàng còn làm tốt nhiệm vụ tình báo.
“Sư tử vàng rất được ngưỡng mộ trong quân đội Iraq. Có thời điểm chúng tôi cần tuyển 1.000 lính cho Sư tử vàng, nhưng hơn 312.000 người đã nộp đơn đăng ký”, tướng Talib Shaghati al-Kinani – chỉ huy Sư đoàn Vàng – nói với The Sun.
Những người lính của Sư đoàn vàng được xem là “ngôi sao” ở Iraq. Có rất nhiều bài hát được sáng tác về họ. Trang Facebook của lực lượng này có hơn 2 triệu người theo dõi ở Iraq. Giới quan sát nhận định Sư đoàn vàng là điểm sáng lớn nhất của quân đội Iraq trong 13 năm trở lại đây.
Biệt kích Alpha của Nga đột kích một tòa nhà (ảnh: The Sun)
2. Biệt kích Alpha của Nga
Alpha là lực lượng biệt kích có nhiệm vụ chống khủng bố và thu thập tin tình báo nổi tiếng nhất của Nga. Trước khi được chọn vào Alpha, binh sĩ Nga phải trải qua những bài kiểm tra thể lực, sức chống chịu được cho là khắc nghiệt nhất thế giới.
Là đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), chuyên chống khủng bố, ngăn chặn và đối phó các hành vi bạo lực, Alpha được thành lập ngày 28.7.1974. Kể từ khi thành lập, lực lượng Alpha đã xử lý rất nhiều những vụ khủng bố nhằm vào Nga.
Năm 1979, trong chiến tranh Nga – Afghanistan, biệt kích Alpha đã đánh thẳng vào dinh tổng thống Afghanistan ở Kabul. Tháng 10.1995, lính Alpha đã tiêu diệt một tên khủng bố có vũ trang bắt cóc xe bus chở đầy khách và đòi 1 triệu USD tiền chuộc ở Moscow. Đây chỉ là số ít những hành động bí mật của Alpha được truyền thông biết tới.
Theo The Sun, lính Alpha chỉ nhận lệnh trực tiếp từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Nga.
Một khẩu súng cá nhân của lực lượng biệt kích Alpha (ảnh: The Sun)
Ngoài sự tinh nhuệ, lực lượng Alpha của Nga còn nổi tiếng vì được trang bị súng cá nhân, phù hợp với sở thích và sở trường của từng người lính. Súng cá nhân của Alpha có hỏa lực mạnh, hiện đại bậc nhất và chi phí sản xuất vô cùng đắt, khoảng 4.000 USD/khẩu. Ngoài ra, lính Alpha còn được cấp những trang thiết bị quân sự tiên tiến nhất do Nga chế tạo.
Lực lượng biệt kích là niềm hy vọng cuối cùng của Afghanistan trước Taliban (ảnh: The Sun)
3. Biệt kích Afghanistan
Không sở hữu vũ khí hiện đại, lực lượng biệt kích Afghanistan nổi tiếng về độ “liều chết” khi chiến đấu với Taliban. Họ đã thề sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giành lại Afghanistan sau khi Taliban kiểm soát đất nước này hồi tháng 8.
Nhờ có sự dũng cảm và xả thân của lính biệt kích, lực lượng kháng chiến từng cầm chân và gây tổn thất không nhỏ cho Taliban trong một thời gian tại thung lũng Panjshir – cách thủ đô Kabul 150 km về phía đông bắc.
Biệt kích Afghanistan được tuyển chọn từ “những người giỏi nhất trong số những người giỏi” của quân đội Afghanistan. Họ được cho là niềm hy vọng cuối cùng khi giữ vai trò tiên phong trong việc lãnh đạo người dân Afghanistan giành lại đất nước từ tay Taliban, theo The Sun.
Được huấn luyện bài bản bởi quân đội Mỹ, Anh và cả Nga, lực lượng biệt kích Afghanistan trước đây từng đẩy lui nhiều đợt tấn công của Taliban. Khi ra trận, những người lính biệt kích Afghanistan thường đeo mặt nạ phủ kín mặt, nhìn khá đáng sợ.
Nguồn: [Link nguồn]
Hôm 2.12, Tổng cục An ninh Nga (FSB) tuyên bố bắt giữ 3 điệp viên Ukraine. Sự việc này khiến căng thẳng trong quan hệ giữa...