Dịch Covid-19 chưa qua, Mỹ hứng đợt mây bụi khổng lồ nguy hiểm nhất trong 50 năm

Đám mây bụi khổng lồ hình thành từ sa mạc Sahara đã trải qua quãng đường dài 8.000km để đổ bộ vào nước Mỹ, dấy lên lo ngại về tác động đến hệ hô hấp của người Mỹ.

Mây bụi khổng lồ từ sa mạc Sahara băng qua Đại Tây Dương và sẽ đổ bộ vào Mỹ trong tuần này.

Mây bụi khổng lồ từ sa mạc Sahara băng qua Đại Tây Dương và sẽ đổ bộ vào Mỹ trong tuần này.

Theo Daily Mail, đám mây bụi được các nhà khoa học đặt tên là Godzilla, có nguồn gốc từ sa mạc Sahara đã bổ bộ vào bờ biển vịnh Mississippi hôm 25.6, hướng tới Florida, Texas và nhiều bang khác. Đây là những bang ở Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19.

Đây là đám mây bụi lớn nhất, tập trung nhất được ghi nhận trong 50 năm qua. “Mây bụi Godzilla” dài tới 5.600km, vượt Đại Tây Dương với quãng đường hơn 8.000km để đổ bộ vào Mỹ.

Mây bụi khổng lồ đi đến đâu, chất lượng không khí ở đó rơi xuống mức “cực kỳ độc hại”.

Cảnh tượng ở đảo quốc Barbados thuộc vùng biển Caribe khi mây bụi khổng lồ tràn qua.

Cảnh tượng ở đảo quốc Barbados thuộc vùng biển Caribe khi mây bụi khổng lồ tràn qua.

Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo mây bụi khổng lồ tác động đến một khu vực rộng lớn ở bang Florida, Texas, North Carolina và Arkansas.

Dự kiến vào cuối tuần này và đến giữa tuần sau, bầu trời ở các bang trên sẽ bị bao phủ một lớp bụi màu nâu mờ, chất lượng không khí sẽ rơi xuống mức tồi tệ.

Các chuyên gia cảnh báo những người có tiền sử bệnh hô hấp cần ở nhà, đặc biệt là tại bang Texas và Florida. Chất lượng không khí xấu đi trong khi bệnh viện chật cứng người điều trị Covid-19 sẽ tạo ra mối đe dọa kép với sức khỏe cộng đồng.

Mây bụi đi qua đến đâu, chất lượng không khí ở nơi đó trở tồi tệ.

Mây bụi đi qua đến đâu, chất lượng không khí ở nơi đó trở tồi tệ.

Sở dĩ mây bụi khổng lồ từ sa mạc Sahara lan tới được Mỹ là nhờ vào luồng gió ấm thổi qua Đại Tây Dương. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong năm nay vì mây bụi dày và cực kỳ độc hại.

Vài ngày trước, mây bụi khổng lồ đã tràn qua vùng biển Caribe. Hôm 24.6, gần như toàn bộ Cuba chìm trong bóng tối vì mây bụi, tầm nhìn ở thủ đô Havana giảm xuống mức rất thấp.

“Có sự liên hệ tiềm tàng giữa ô nhiễm không khí và dịch Covid-19. Ở giai đoạn này, chúng tôi rất lo lắng”, Gregory Wellenius, giáo sư sức khỏe môi trường tại Đại học Boston, nói.

Ô nhiễm không khí tác động xấu đến sức khỏe những người có nguy cơ hoặc đã mắc các bệnh tim mạch và hô hấp. Trong khi đó, các vấn đề về tim mạch, phổi lại làm tăng nguy cơ tử vong vì Covid-19.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, sau 6 tuần liên tục giảm. Các bang như Arizona, Texas, California và Florida ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh nhất.

Phát hiện ảnh chân dung ”thủ phạm” gây thảm họa Titanic, khiến 1.500 người chết

Bức ảnh được chụp 2 ngày trước khi thảm họa Titanic xảy ra và hiện được bán đấu giá tại Anh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN