Đi tìm lời giải về loại "gỗ thần kỳ" dùng để xây Tử Cấm Thành trăm năm không mục nát
Về việc tại sao gỗ trong Tử Cấm Thành không bị hỏng, các chuyên gia đã từng đính chính rằng, không phải chúng không mục nát mà là không dễ dàng mục nát.
Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc bằng gỗ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2. Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Trong hơn 500 năm, Tử Cấm Thành là một bí ẩn với dân thường vì không phải ai cũng được phép ra vào. Ngày nay, Cố cung thu hút khoảng 20.000 du khách tham quan mỗi ngày.
Tử Cấm Thành cũng có 9.999 căn phòng, ít hơn một căn so với 10.000 phòng ở trên Thiên Cung – nơi mà Ngọc Hoàng Đại Đế cai quản trong truyền thuyết. Trên nóc Cung Điện Hoàng Gia trang trí 9 hình linh thú giống rồng, trên Đại môn (cửa chính) cũng thường gắn 81 chiếc núm đinh 9 dọc, 9 ngang.
Để tìm được gỗ xây dựng Tử Cấm Thành, rất nhiều quan viên đã được cử đi để giám sát việc khai thác gỗ. Tứ Xuyên, Hồ Guảng, Giang Tây, Triết Giang, Sơn Tây, Vân Quý… Những nơi này đều là những nơi cung cấp nguồn gỗ quan trọng cho Tử Cấm Thành.
Về việc tại sao gỗ trong Tử Cấm Thành không thối rữa mục nát, các chuyên gia đã từng đính chính rằng, không phải những thân gỗ này không mục nát mà là không dễ dàng mục nát. Lấy gỗ trinh nam làm ví dụ, loại gỗ này rất cứng và không dễ mục, cổ nhân đã từng có định nghĩa về loại gỗ này "nước không thể ngấm, kiến không thể đục lỗ".
Một số chuyên gia còn đưa ra ví dụ rằng rất nhiều loại quan tài cổ đại làm bằng gỗ trinh nam khi được khai quật vẫn còn rất chắc chắn sau cả trăm năm khi ra khỏi lòng đất.
Việc gỗ không bị hư hỏng còn liên quan đến vị trí địa lý của Tử Cấm Thành.
Ngoài chất lượng gỗ tốt, việc gỗ không bị hư hỏng còn liên quan đến vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành nằm ở phía Bắc, khô và lạnh, số lượng côn trùng ăn gỗ tương đối ít.
Ngày nay, phương pháp phòng chống mọt gỗ thường được sử dụng là sơn, nhiều đồ gỗ trong Tử Cấm Thành được phủ một lớp sơn mài lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống mọt và chống ăn mòn ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành rất tốt, tốt hơn nhiều thành phố bây giờ, chưa từng xảy ra lũ lụt, các bức tường trong cung được trang bị lỗ thông gió, có vai trò ngăn ẩm rất lớn.
Cụ thể, Tử Cấm Thành tuân thủ mô hình kiến trúc truyền thống của Trung Quốc là “Bắc cao, Nam thấp”, nhờ vậy ngăn chặn được lũ lụt. Bên ngoài mỗi toà nhà có nhiều điểm thoát lũ được chạm khắc hình đầu rồng.
Những điểm thoát lũ hình đầu rồng ngăn chặn ngập lụt. Ảnh: Shanghaiist
Mái của Tử Cấm Thành được tạo hình theo hình dáng của loài cá. Mái nhà như sống lưng của con cá, những viên ngói như chiếc vảy cá. Mái của Tử Cấm Thành thường tạo hình hơi dốc, hơn nữa mái khá dốc, phía dưới độ dốc nhỏ, có lợi cho việc nhanh chóng thoát nước mưa từ trên mái nhà, đồng thời có thể nhanh chóng thoát nước ra những vị trí xa khỏi Tử Cấm Thành.
Điều thú vị hơn là, hành lang giữa các cung điện đều dùng rất nhiều những vật hình như lỗ tiền xu bằng đá vuông. Hình dáng của nó mô phỏng tiền đồng thời Minh Thanh, tức là 5 lỗ trống điêu khắc theo hình dạng trong vuông, ngoài tròn, có thể dẫn nước, mọi người gọi là “Mắt tiền”. Những “Mắt tiền” này sẽ dẫn nước mưa từ trên mặt đất chảy xuống lỗ của rãnh ngầm.
Ƭử Cấm Thành đã trải qua hơn 600 năm và không có ghi chéρ nào về sự mục nát của gỗ, tuy nhiên, loại hình xɑ hoa được xây dựng vào thời đó rất hiếm trong lịch sử nên ở một chừng mực nào đó, có thể nói Ƭử Cấm Thành không thể "sao chép".
Ở Tử Cấm Thành, phi tần nào không may sa chân vào lãnh cung thì khó có thể được sủng ái thêm lần nữa.
Nguồn: [Link nguồn]