Đến lượt ông Joe Biden tính chuyện kiện chính quyền ông Donald Trump

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Joe Biden đang xem xét hành động pháp lý nhằm vào sự chậm trễ của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) trong việc công nhận ông thắng cử như dự đoán của truyền thông Mỹ.

GSA, một cơ quan của chính phủ Mỹ sẽ là cơ quan công nhận người thắng cử một khi chiến thắng này rõ ràng để tiến trình chuyển giao quyền lực có thể bắt đầu.

Dù vậy, điều này cho đến giờ vẫn chưa xảy ra dù các cơ quan truyền thông Mỹ đồng loạt dự đoán ông Joe Biden thắng cử hôm 7-11.

Theo hãng tin Reuters, luật pháp Mỹ không quy định rõ khi nào GSA phải đưa ra tuyên bố. Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden khẳng định chiến thắng của ông Biden là rõ ràng và việc trì hoãn công nhận kết quả bầu cử của GSA là không thể biện minh được ngay cả khi Tổng thống Donald Trump không chịu nhận thua.

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Joe Biden khẳng định chiến thắng của ông là rõ ràng. Ảnh: Reuters

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Joe Biden khẳng định chiến thắng của ông là rõ ràng. Ảnh: Reuters

Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố bác kết quả bầu cử, cáo buộc có gian lận trong cuộc bỏ phiếu. Thế nhưng, các quan chức bầu cử trên toàn quốc nói rằng không có bằng chứng về gian lận. Trong khi đó, các chuyên gia pháp lý nhận định nỗ lực của ông Trump khó có thể thành công.

Bà Emily Murphy, được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Giám đốc GSA vào năm 2017, cho rằng cơ quan này vẫn chưa xác định được "người chiến thắng". Một nguồn tin thân cận với bà Emily Murphy cho biết bà luôn cẩn trọng, xem xét kỹ vấn đề trước khi đưa ra quyết định.

Một thành viên thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden nói với truyền thông đã đến lúc GSA có động thái trên, nếu không nhóm này sẽ xem xét hành động pháp lý.

Người này nói: "Hành động pháp lý chắc chắn là một khả năng. Thế nhưng chúng tôi cũng xem xét những lựa chọn khác".

Sự chậm trễ này khiến phía ông Biden chưa tiếp cận được hàng triệu USD ngân sách liên bang, cũng như chưa thể gặp quan chức tại các cơ quan tình báo và các cơ quan khác.

Nhóm của ông Biden không thể tiếp cận các khoản tiền để trả lương, tư vấn và đi lại cho đến khi có sự công nhận của GSA.

Ngoài ra, khi chưa được công nhận, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden không có quyền tiếp cận Bộ Ngoại giao, cơ quan chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp các cuộc điện đàm giữa lãnh đạo nước ngoài với tổng thống đắc cử.

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump biểu tình bên ngoài Trung tâm Hội nghị bang Pennsylvania hôm 9-11. Ảnh: AP

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump biểu tình bên ngoài Trung tâm Hội nghị bang Pennsylvania hôm 9-11. Ảnh: AP

Trong lúc này, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục cản trở quá trình chuyển giao quyền lực với một loạt động thái như ngăn các quan chức hợp tác với nhóm của ông Biden và Bộ trưởng Tư pháp William Barr phê chuẩn cho cấp dưới điều tra cáo buộc gian lận bầu cử.

Một số đảng viên Cộng hòa, gồm cả lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell, ủng hộ nỗ lực phản đối kết quả bầu cử của Tổng thống Trump. Ở chiều ngược lại, một số người khác thừa nhận ông Biden thắng cử hoặc chỉ trích ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.

Một loạt diễn biến trên làm dấy lên nỗi lo rằng liệu nước Mỹ có thể chứng kiến một quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ hay không. Theo kế hoạch, ngày 14-12, cử tri đoàn sẽ chính thức công nhận chiến thắng của ông Biden và ứng viên đảng Dân chủ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào cuối tháng 1-2021.

Hình dung ‘núi khó khăn’ đang chờ ông Biden

Khó khăn chờ đón Tổng thống tân cử Joe Biden là một nước Mỹ đang trên đà suy thoái về kinh tế - xã hội do tác động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN